phong vấn qua điện thoại bằng tiếng Anh

BÍ KÍP TRẢ LỜI PHỎNG VẤN QUA ĐIỆN THOẠI BẰNG TIẾNG ANH GÂY ẤN TƯỢNG MẠNH

Phỏng vấn qua điện thoại là một trong những phương thức rất phổ biến trong quy trình tuyển dụng của nhiều công ty cùng doanh nghiệp. Đây được coi là hình thức sàng lọc ứng viên ban đầu nhằm đảm bảo các ứng viên có thể đạt đủ tiêu chuẩn trước khi được nhận cuộc phỏng vấn trực tiếp. 

Nếu bạn đang muốn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn qua điện thoại nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Thì đừng lo lắng, Impactus sẽ giới thiệu cho bạn cách trả lời phỏng vấn qua điện thoại bằng Tiếng Anh hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Tại sao nhà tuyển dụng lại lựa chọn phỏng vấn qua điện thoại?

  • Sàng lọc ứng viên, kiểm tra sơ bộ và đánh giá kỹ năng

Khi bạn nhận được một cuộc phỏng vấn qua điện thoại đồng nghĩa với việc nhà tuyển dụng đã để ý đến CV ứng tuyển của bạn. Bởi vậy họ muốn nói chuyện nhiều hơn đồng thời đánh giá nhanh xem ứng viên có đạt đủ tiêu chí của công ty hay không. Trước khi quyết định chọn bạn tham gia cuộc phỏng vấn trực tiếp.

  • Giải toán vấn đề khoảng cách địa lý

Việc gọi điện thoại để phỏng vấn nhanh sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc hẹn gặp trực tiếp. Cũng vì vậy, các cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại công việc từ xa và tự do.

Vậy, chúng ta cần trang bị gì cho buổi phỏng vấn điện thoại để trở thành ứng viên tiềm năng của nhà tuyển dụng?

2. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn qua điện thoại bằng Tiếng Anh như thế nào?

2.1. Nghiên cứu JD (Job Description) – mô tả công việc, và tìm hiểu về công ty

Những cuộc phỏng vấn qua điện thoại thường bất ngờ không hẹn trước. Bởi vậy đảm bảo trước khi bạn ứng tuyển vào bất kì vị trí nào, hãy nghiên cứu thật kỹ bản mô tả công việc cũng như tìm hiểu thông tin về công ty. Sau đó ghi chú lại vào quyển sổ hay điện thoại của mình để có thể mở ra xem bất cứ lúc nào. 

Vê công ty, bạn có thể tìm thông tin qua trang web chính thức. Ngoài ra là các nền tảng mạng xã hội cùng những hoạt động gần đây. Từ đó nắm rõ hơn về các giá trị, mục tiêu và văn hóa của họ. Đây có thể là điểm cộng lớn nếu bạn biết cách nhắc tới khéo léo trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu bản JD – mô tả công việc sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về công việc cũng như những câu hỏi liên quan. Từ đó lồng ghép kinh nghiệm của bản thân để chứng minh bạn đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của công ty. 

2.2. Tìm hiểu trước về người sẽ phỏng vấn mình

Cuộc phỏng vấn qua điện thoại của bạn có thể được thực hiện bởi nhà tuyển dụng, quản lý tuyển dụng hoặc các cấp quản lý cấp trên. Hãy xác định xem vai trò phỏng vấn của họ là gì trong công ty. 

Thường nếu người phỏng vấn bạn là nhà tuyển dụng, câu hỏi bao quát sẽ liên quan đến kinh nghiệm. Nhưng nếu bạn phỏng vấn trực tiếp với sếp công ty, câu hỏi sẽ thiên về kỹ năng đặc thù

Bạn có thể lên LinkedIn của công ty để xem sơ qua về danh sách nhân sự đang làm việc tại đây. Đồng thời thăm dò thông tin từ các diễn đàn trao đổi tìm việc để hỏi han các ứng viên cũ từng phỏng vấn.

phỏng vấn qua điện thoại bằng tiếng anh

2.3. Cân nhắc trước về mức lương mong muốn

Nhiều nhà tuyển dụng có xu hướng hỏi về kỳ vọng lương của bạn ngay trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Nằm đảm bảo nhu cầu ứng viên phù hợp với ngân sách của công ty. Từ đó quyết định nhanh chóng và tiết kiệm thời gian đôi bên.

Vì vậy đây cũng là một vấn đề quan trọng bạn cần phải cân nhắc và nghiên cứu trước. Bạn nên nghiên cứu mức lương trung bình của ngành kết hợp đánh giá năng lực bản thân để lựa chọn mức lương hợp lý. 

Lưu ý đừng nên đưa ra một con số cụ thể, mà hãy đưa ra một khoảng lương nhất định. Để cuộc đàm phán có thể diễn ra linh hoạt. 

2.4. Đảm bảo điện thoại luôn đủ pin

Vì là cuộc phỏng vấn qua điện thoại nên điện thoại di động là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo điện thoại bạn đủ pin để có thể sẵn sàng nhận cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào. 

2.5. Khéo léo hẹn lại thời gian nếu bạn chưa tiện nghe điện thoại

Nếu lúc nhận điện thoại phỏng vấn bạn không thuận tiện để nghe. Đừng đột ngột tắt máy ngay, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn đang không tôn trọng cơ hội này. 

Hãy khéo léo xin lỗi, giải thích sơ về lịch trình đang bận hiện tại của mình. Sau đó cân nhắc đề xuất thời gian khác thuận tiện hơn để xác định lịch hẹn cụ thể, phù hợp. 

2.6. Chuẩn bị trước câu hỏi cuối cuộc phỏng vấn qua điện thoại bằng tiếng Anh

Sau mỗi cuộc phỏng vấn, dù là qua điện thoại hay trực tiếp, nhà tuyển dụng sẽ luôn đưa ra câu hỏi này. Qua câu hỏi bạn đặt ra, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá dược liệu bạn có thực sự quan tâm đến vị trí hay không. Hoặc giải đáp những thắc mắc cá nhân của bạn trước khi kết thúc điện thoại.

Vì vậy hãy chuẩn bị trước một số câu hỏi vào cuối cuộc phỏng vấn để gây ấn tượng với họ nhé. Dưới đây là một số mẫu câu bạn có thể tham khảo

Mẫu câu:

Which target should I complete in the next 1 year If I am recruited to this position? Anh/chị có thể cho tôi biết nếu được tuyển vào vị trí này, trong 1 năm tới tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào?
What are your expectations for this role?Anh/chị kỳ vọng những gì vào vị trí này?
What skills are you looking for in a candidate?Những kỹ năng anh/chị mong muốn ở một ứng viên?
Can you tell me more about the advancement opportunity of this position in the future?/ What is the typical career path for someone hired into this role?Anh/chị có thể cho tôi biết rõ hơn về cơ hội thăng tiến của vị trí này trong tương lai không?
Thank you for explaining the role to me in such depth. When might I hear back from you regarding next steps in the process?Cảm ơn bạn đã giải thích vai trò cho tôi một cách sâu sắc như vậy. Khi nào tôi có thể nhận được phản hồi từ bạn về các bước tiếp theo trong quy trình?

3. Các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại bằng Tiếng Anh cùng gợi ý trả lời chuyên nghiệp

  • Tell me about yourself/Tell me about your background. (Hãy giới thiệu về bản thân bạn )

Đây là câu hỏi chắc chắn nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi để bắt đầu cuộc phỏng vấn qua điện thoại để tìm hiểu lý lịch của bạn. Hãy tập trung vào những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với vị trí tuyển dụng này nhất.

Bạn có thể đơn giản hóa câu trả lời của mình bằng cách sử dụng công thức “Hiện tại – Quá khứ -Tương lai“. Giải thích bạn đang ở đâu và làm gì hiện tại, phân tích những gì bạn đã làm trong quá khứ và kết thúc bằng lời giải thích ngắn gọn về những gì bạn mong muốn làm trong tương lai (và nó liên quan như thế nào đến công việc này).

Gợi ý:  

 

I currently work at … as an account executive, where I am in charge of our top-performing customer. Prior to that, I worked for an agency where I worked on three major national healthcare brands. And, while I appreciated the job I did, I’d like the opportunity to work with a single healthcare organization in greater depth, which is why I’m so pleased about this opportunity .

(Tôi hiện đang làm việc tại… với vị trí là Chuyên viên account. Tại đây, tôi được giao nhiệm vụ làm việc với các khách hàng hàng đầu. Trước đó, tôi làm việc tại một agency – làm việc với 3 thương hiệu chăm sóc sức khỏe quốc gia. Tôi rất trân trọng công việc của mình. Tuy nhiên, tôi muốn có cơ hội được làm việc chuyên sâu với duy nhất một công ty chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, tôi rất biết ơn với cơ hội này.)

 

– What are your strengths ? (Điểm mạnh của bạn là gì?) 

Dù bạn phỏng vấn ở vị trí nào hay qua hình thức nào, cũng sẽ gặp những câu hỏi điểm mạnh như thế này. Thực ra mục đích chính của nhà tuyển dụng đó là muốn biết thế mạnh của bạn sẽ giúp ích được gì cho công việc nếu bạn trúng tuyển. Bạn nên nêu đặc điểm bạn tin sẽ rất phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển

Gợi ý:  

 

Cách 1:

I believe my strongest trait is my attention to detail. This trait has helped me tremendously in this field of work.”

“Tôi tin rằng điểm mạnh nhất của tôi là sự quan tâm của tôi đến từng chi tiết. Đặc trưng này đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực này.”

Cách 2: 

 “After having worked for a couple of years, I realized my strength is accomplishing a large amount of work within a short period of time. I get things done on time and my manager always appreciated it.”

“Sau khi làm việc một vài năm, tôi nhận ra thế mạnh của tôi là thực hiện một khối lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi hoàn thành mọi việc đúng thời hạn và quản lý của tôi luôn luôn đánh giá cao điều đó.”

– What are your weaknesses? (Điểm yếu của bạn là gì?) 

Sau khi đã hỏi mình về điểm mạnh rồi, thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình về điểm yếu. Ở phần này, hãy cố gắng thành thật. Tuy nhiên lưu ý:

  • Đừng nêu điểm yếu nào có ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí công việc bạn đang ứng tuyển
  • Hãy kèm theo cách bạn đang thực hiện để cố gắng khắc phục điểm yếu của mình

Gợi ý:  

I feel my English ability is my weakest trait. I know this is only a temporary problem. I’m definitely studying hard to communicate more effectively. Every day, I read one article in The Financial Times and highlight the words I’m unfamiliar with. After that, I look up the definition and use each word in a sentence. Every Sunday, I quiz myself on all the new words I learned

Tôi thấy khả năng tiếng Anh của tôi là điểm yếu nhất của tôi. Tuy nhiên tôi biết đây chỉ là vấn đề tạm thời. Tôi chắc chắn sẽ học tập chăm chỉ để giao tiếp hiệu quả hơn. Mỗi ngày, tôi đọc một bài báo trên The Financial Times và đánh dấu những từ tôi chưa quen. Sau đó, tôi tìm nghĩa và sử dụng mỗi từ trong một câu. Mỗi chủ nhật, tôi tự kiểm tra lại tất cả từ đã học 

 

Không thể bỏ lỡ:

– Why are you applying for this position? (Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?)

Một câu hỏi phổ biến khác: “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?” hoặc “Điều gì về công việc này khiến bạn quan tâm?”. Đứng dưới góc nhìn nhà tuyển dụng, mục đích của câu hỏi là muốn đánh giá bạn có nghiêm túc và quan tâm thực sự đến việc theo đuổi vị trí đó hay không. 

Để trả lời câu hỏi này, hãy dựa vào những chi tiết được liệt kê trong mô tả công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Đây có thể là các nhiệm vụ được liệt kê, thông tin chi tiết về công ty hoặc điều gì đó về công việc phù hợp với mục tiêu sự nghiệp tương lai của bạn.

Gợi ý:  

 

“I’ve been working for several years on gaining skills in your industry. I feel I have the knowledge, skills and qualifications you’re looking for, along with a unique perspective coming from a different industry. I am passionate about working in the environmental protection space, and it is time for me to make a change. I feel your company is the perfect place for me to do that.”

Tôi đã làm việc trong vài năm để nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực công ty của bạn. Vì thế tôi tin mình có kiến ​​thức, kỹ năng và bằng cấp đáp ứng đủ tiêu chí mà bạn đang tìm kiếm. Cùng với đó là một góc nhìn đặc biệt cá nhân của một người đã từng làm trong ngành khác. Tôi đam mê làm việc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, và đã đến lúc tôi cần sự bứt phá cho bản thân. Tôi cảm thấy công ty của bạn là nơi hoàn hảo để tôi làm điều đó ”.

 

Where do you see yourself in 5 years? (5 năm nữa bạn thấy mình ở đâu?)

Đây là câu hỏi để bạn nêu định hướng lâu dài. Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm một người có chí cầu tiến và xác định rõ định hướng phát triển của mình

Câu trả lời cho phần này nên bao gồm các yếu tố: 

  • Sự liên kết giữa mục tiêu của bạn và mô tả công việc.
  • Hình dung cụ thể những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn mong muốn có được cho vị trí trong tương lai. Ví dụ: 
  • Một vị trí công việc cụ thể mà bạn muốn hướng tới. Ví dụ: quản lý, trưởng nhóm…
  • Kỹ năng (mềm, chuyên môn) cho vị trí đó. Ví dụ: kỹ năng SEO, kỹ năng photoshop,… 
  • Giải thưởng/chứng chỉ/ khóa học cần đạt được trong lĩnh vực. Ví dụ: giải thưởng Top sales person là giải thưởng nhân viên Đại diện bộ phận sales nên có.
  • Thành tựu nổi bật. Ví dụ: có cơ hội được training thành viên mới.

Gợi ý: 

In five years, I’d like to be a recognized industry expert who others can turn to for advice, guidance, and strategy. In previous employment, I’ve had excellent mentors and supervisors, and I’d like to be able to provide comparable assistance while perhaps taking on a leadership role. Finally, I’d like to have led a project that I’m enthusiastic about. Connecting my initiatives to a company’s wider aims motivates me, and the thought of gaining more expertise in this area excites me.

(Trong 5 năm tới, tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực – người có thể cho mọi người lời khuyên, hướng dẫn. Tại công việc trước, tôi đã gặp được những người hướng dẫn có tâm. Và tôi muốn có thể giúp đỡ mọi người khi nắm vai trò dẫn dắt. Và, tôi muốn được dẫn dắt một dự án mà tôi tâm huyết. Tôi thấy rất có động lực vì được kết nối ý tưởng của tôi với mục tiêu của công ty. Và tôi rất thích thú với việc được học thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.)

 

– What are your salary requirements? (Mức lương mong muốn của bạn là gì?)

Như đã nói ở trên, đảm bảo bạn đã nghiên cứu tìm hiểu mức lương trung bình của ngành. Đồng thời xác định năng lực của mình để đưa ra một khoảng lương phù hợp nhất với bạn.

Gợi ý: 

“Based on experience, based on this data, based on the market…my ideal salary would be in the range of X to Y”

( Dựa trên kinh nghiệm, dựa trên dữ liệu này, dựa trên thị trường … mức lương lý tưởng của tôi sẽ nằm trong khoảng từ X đến Y) 

 

Đừng bỏ qua:  9 kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh để khắc phục 10 sai lầm 75% ứng viên mắc phải 

Impactus đã giúp bạn tìm hiểu kinh nghiệm và các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại bằng tiếng Anh cùng cách trả lời chuyên nghiệp. Impactus sẽ còn chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm khác giúp bạn tự tin bứt phá công việc. Đừng bỏ lỡ nhé!


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *