CÁCH ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN BẠN KHÔNG NGỜ TỚI

Bạn có bao giờ cảm thấy bế tắc với những câu hỏi phỏng vấn khi tuyển dụng mà bạn chưa hề ngờ tới hay chưa? Dù đó câu hỏi phỏng vấn về mặt kỹ thuật bạn chưa từng biết tới hay câu hỏi cá nhân bạn không có sự chuẩn bị nào, nó đều có thể khiến bạn phải lao đao và làm ảnh hưởng tới kết quả phỏng vấn. Vậy thì bạn sẽ ứng phó với những câu hỏi phỏng vấn ngoài luồng này như thế nào để vẫn giữ được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng?

Không nên chọn cách im lặng

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, trước những câu hỏi phỏng vấn ngoài công việc như thế, ứng viên đừng chọn cách im lặng, từ chối trả lời hay tỏ vẻ ngạc nhiên, mắt chữ O mồm chữ A. Điều đó sẽ khiến bạn bị mất điểm ngay với nhà tuyển dụng. Họ sẽ nghĩ rằng người này đang che giấu điều gì đó, mà thường thì chỉ có điều xấu mới bị che giấu mà thôi. Họ sẽ có cái nhìn không mấy thiện cảm về bạn sau buổi phỏng vấn.

Thường khi thông qua những câu hỏi cá nhân, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tính chuyên nghiệp của bạn. Người có kinh nghiệm, trải qua nhiều môi trường sẽ giữ được bình tĩnh và nhanh chóng tìm ra câu trả lời hoàn hảo nhất.

Bình tĩnh và tận dụng thời gian

Khi bước vào phỏng vấn, bạn sẽ không lường trước được điều gì để ứng phó với những câu hỏi phỏng vấn từ nhà tuyển dụng. Nhưng dù cho câu hỏi có kỳ quặc đến đâu thì bạn vẫn phải giữ bình tĩnh và trả lời. Nhà tuyển dụng không cần một câu trả lời chính xác nhưng họ muốn xem bạn nghĩ gì về vấn đề này và trả lời ra sao trong trường hợp áp lực như vậy. Từ đó họ sẽ đánh giá tư cách ứng viên và xác định bạn có phù hợp với môi trường và văn hóa công ty hay không.

Điều đầu tiên bạn nên làm là khi nghe một câu hỏi khó là nhắc lại câu hỏi và nói rằng bạn đang nghĩ về nó: “Đó là một câu hỏi rất thú vị, hãy để tôi suy nghĩ về điều này”. Cách trả lời như vậy giúp bạn có thêm chút thời gian để hình thành câu trả lời. Phản ứng đó rất tự nhiên và giúp lấp đầy khoản trống. Lúc đó, hãy tập trung suy nghĩ và đảm bảo không thốt ra điều gì thể hiện rõ nét sự bối rối của bạn.

Nói lên suy nghĩ của mình

hãy nhớ rằng một số nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi mẹo không phải để nghe bạn trả lời chính xác ngay lập tức mà để hiểu rõ hơn bạn nghĩ ra sao về vấn đề đó. Vậy nên, sau khi dành 1 phút để suy nghĩ, hãy cố gắng giải thích ngắn gọn cách bạn tư duy để đưa ra câu trả lời.

Chẳng hạn, nếu bạn được hỏi: “Hãy cho tôi biết quá trình anh/chị biên tập những bài viết dài?”. Và bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, một cách tiếp cận tốt là tưởng tượng bạn đang tiến hành công việc đó và chia sẻ các bước đó. Thêm các trạng từ “thứ nhất”, “thứ hai”, “sau đó” và “cuối cùng” để tạo cấu trúc cho câu trả lời. Bạn cũng có thể kết thúc bằng câu “quá trình này có thể linh hoạt phụ thuộc vào từng tình huống”. Điều này chứng tỏ bạn là người linh hoạt thậm chí nếu câu trả lời chưa phải là điều nhà tuyển dụng mong muộn.

Đổi hướng câu hỏi

Nếu bạn được hỏi một điều mình không thực sự biết, hãy thử chuyển hướng câu hỏi sang vấn đề quen thuộc hơn với bạn. Bạn có thể không nói tới một kỹ năng nào đó trực tiếp nhưng nếu bạn có thể kết nối với những kỹ năng tượng tự, bạn sẽ thể hiện tốt hơn là chỉ nói bạn không có kỹ năng họ đang tìm kiếm.

Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển cho vị trí đòi hỏi kinh nghiệm marketing qua mạng xã hội và được hỏi kinh nghiệm của bạn trọng loại hình marketing này, nếu bạn không có kinh nghiệm đó, hãy cố gắng chuyển hướng câu trả lời tới vấn đề bạn đã kinh nghiệm.

Chẳng hạn, bạn có thể chuyển hướng tới kinh nghiệm của mình trong việc quản lý mạng xã hội hay marketing qua báo giấy: “Đó là một trong những lý do tôi vô cùng hứng khởi với vị trí này. Tôi đã có kinh nghiệm trong việc quản lý mạng xã hội bằng việc viết blog, cũng như kinh nghiệm thiết kế marketing qua báo giấy cho công ty cũ. Tôi nghĩ rằng mình đã được trang bị để kết hợp 2 kỹ năng này trong hoạt động marketing qua mạng xã hội cho sản phẩm của công ty”.

Thừa nhận sự thiếu sót một cách an toàn

Dĩ nhiên, không phải lúc nào các cách trên cũng áp dụng được. Có thể là các câu hỏi về định nghĩa hay khái niệm mà bạn chưa từng nghe qua, Đối với những câu hỏi này, hãy dựa vào nghiên cứu bạn đã thực hiện về công ty và lĩnh vực, vị trí tuyển dụng.

Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí M&A (Mua bán và sát nhập) trong lĩnh vực tài chính và được đòi hỏi “Vốn lưu động là gì?” mà bạn không biết trả lời. Hãy chuẩn bị cho câu trả lời dự phòng an toàn, tập trung vào nhiệt huyết của bạn với vị trí và sự hiểu biết về lĩnh vực.

Giả sử như: “Đó không phải là khái niệm quen thuộc với tôi nhưng tài chính là lĩnh vực rất thú vị và tôi đã tích cực học hỏi rất nhiều. Tôi đã theo dõi các vụ giao dịch gần đây và đọc thêm về sự liên quan của công ty. Tôi cũng đã học nhiều về những lĩnh vực mà công ty hiện đang tư vấn. Tôi cho rằng sự hợp nhất đang diễn ra trong ngành công nghiệp tự động và tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn và đó là cơ hội để học hỏi nhiều hơn về lĩnh vực mua bán và sát nhập”.

Kết luận

Bước vào cuộc phỏng vấn, dù nhà tuyển dụng có hỏi điều gì không liên quan đến công việc thì điều quan trọng nhất là bạn phải giữ được thái độ bình tĩnh, lịch sự. Không có gì là vô cớ, mỗi một câu hỏi đều có lý do của nó.

Trên tất cả, hãy học hỏi từ tất cả kinh nghiệm phỏng vấn của bạn. Bạn có thể không trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra nhưng nếu bạn có thể chỉ ra điều nhà tuyển dụng thực sự muốn biết từ câu hỏi và thích ứng, bạn đang có sự thể hiện tốt trong cuộc phỏng vấn. Nên đừng vội vàng, nóng nảy mà làm lỡ việc bạn nhé!

Nếu bạn vẫn “bâng khuâng” trên con đường định hướng sự nghiệp và giải mã lợi thế cạnh tranh của bản thân, khóa học Foundation to International Career của Impactus giúp bạn có sự chuẩn bị không thể kỹ càng hơn từ kỹ năng viết CV, phỏng vấn thi tuyển đến nhận tư vấn nghề nghiệp từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trước các kỳ tuyển dụng:
Tham khảo ngay tại đây.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *