Hé lộ 50+ thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu cần phải biết – Update 2023

Các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu cần phải biết để hoàn thành tốt công việc là gì? Nếu bạn lo sợ rằng kỹ năng tiếng Anh thương mại của mình không đủ để đáp ứng các công việc liên quan đến hậu cần, thì bạn đã tìm đúng chỗ! Trong bài viết này, Impactus sẽ đề cập đến tất cả các từ vựng và biệt ngữ có liên quan được sử dụng trong lĩnh vực hậu cần ngày nay.

 

Các thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh

Freight forwarder: hãng giao nhận vận tải

Consolidator: bên gom hàng (gom LCL)

Freight: cước

Ocean Freight (O/F): cước biển

Air freight: cước hàng không

Surcharges: phụ phí

Additional cost = Sur-charges

Local charges: phí địa phương

Delivery order: lệnh giao hàng

Terminal handling charge (THC): phí làm hàng tại cảng

Handling fee: phí làm hàng

Seal: chì

Documentation fee: phí làm chứng từ (vận đơn)

Place of receipt: địa điểm nhận hàng để chở

Place of Delivery: nơi giao hàng cuối cùng

Port of Loading/airport of loading: cảng/sân bay đóng hàng, xếp hàng

Port of Discharge/airport of discharge: cảng/sân bay dỡ hàng

Port of transit: cảng chuyển tải

Shipper: người gửi hàng

Consignee: người nhận hàng

Notify party: bên nhận thông báo

Quantity of packages: số lượng kiện hàng

Volume weight: trọng lượng thể tích (tính cước LCL)

Measurement: đơn vị đo lường

As carrier: người chuyên chở

As agent for the Carrier: đại lý của người chuyên chở

Thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh cần biết là gì?

Shipmaster/Captain: thuyền trưởng

Liner: tàu chợ

Voyage: tàu chuyến

Charter party: vận đơn thuê tàu chuyến

Ship rail: lan can tàu

Full set of original BL (3/3): bộ đầy đủ vận đơn gốc (thường 3/3 bản gốc)

Back date BL: vận đơn kí lùi ngày

Container packing list: danh sách container lên tàu

Means of conveyance:  phương tiện vận tải

Place and date of issue: ngày và nơi phát hành

Freight note: ghi chú cước

Ship’s owner: chủ tàu

Merchant: thương nhân

Bearer BL: vận đơn vô danh

Unclean BL: vận đơn không hoàn hảo (Clean BL: vận đơn hoàn hảo)

Laytime: thời gian dỡ hàng

Payload = net weight: trọng lượng hàng đóng (ruột)

On deck: trên boong, lên boong tàu

Notice of readiness:Thông báo hàng sẵn sàng để bốc /dỡ

Through BL: vận đơn chở suốt

Port-port: giao từ cảng đến cảng

Door-Door: giao từ kho đến kho

Service type: loại dịch vụ  FCL/LCL

Service mode: cách thức dịch vụ

Multimodal/Combined transport operation =MTO/CTO: Người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức

Consignor: người gửi hàng (= Shipper)

Consigned to order of = consignee: người nhận hàng

Container Ship: Tàu container

Named cargo container: cont chuyên dụng

Stowage: xếp hàng

Trimming: san, cào hàng

Crane/tackle: cần cẩu

Cu-Cap: Cubic capacity: thể tích có thể đóng hàng của container (ngoài vỏ cont)

On board notations (OBN): ghi chú lên tàu

Said to contain (STC): kê khai gồm có

Shipper’s load and count (SLAC): chủ hàng đóng và đếm hàng

Hub: bến trung chuyển

Pre-carriage: Hoạt động vận chuyển nội địa Cont hàng XK trước khi Container được xếp lên tàu.

Carriage: Hoạt động vận chuyển đường biển từ khi Cont hàng được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng

On-carriage: Hoạt động vận chuyển nội địa Container hàng NK sau khi Container được dỡ khỏi tàu.

Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp +750 từ vựng chuyên ngành Logistics

Các thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh – mới nhất 2023

Intermodal: Vận tải kết hợp

Trailer: xe mooc

Clean: hoàn hảo

Place of return: nơi trả vỏ sau khi đóng hàng (theo phiếu EIR)

Dimension: kích thước

Tonnage: Dung tích của một tàu

Deadweight– DWT: Trọng tải tàu

Slot: chỗ (trên tàu) còn hay không

Railway: vận tải đường sắt

Pipelines: đường ống

Inland waterway: vận tải đường sông, thủy nội địa

PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama

Labor fee: Phí nhân công

International Maritime Dangerous Goods Code (IMDG Code): mã hiệu hàng nguy hiểm

Estimated schedule: lịch trình dự kiến của tàu

Ship flag: cờ tàu

Weight Charge = chargeable weight

Tracking and tracing: kiểm tra tình trạng hàng/thư

Weather in berth or not – WIBON: thời tiết xấu

Proof read copy: người gửi hàng đọc và kiểm tra lại

Free in (FI): miễn xếp

Free out (FO): miễn dỡ

Laycan: thời gian tàu đến cảng

Full vessel’s capacity: đóng đầy tàu

Order party: bên ra lệnh

Marks and number: kí hiệu và số

Thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất là gì?

Multimodal transportation/Combined transport: vận tải đa phương thức/vận tải kết hợp

Description of package and goods: mô tả kiện và hàng hóa

Equipment: thiết bị(ý xem tàu còn vỏ cont hay không)

Container condition: điều kiện về vỏ cont (đóng nặng hay nhẹ)

DC- dried container: container hàng khô

Weather working day: ngày làm việc thời tiết tốt

Customary Quick dispatch (CQD): dỡ hàng nhanh (như tập quán tại cảng)

Security charge: phí an ninh (thường hàng air)

International Maritime Organization (IMO):Tổ chức hàng hải quốc tế

Laydays or laytime: Số ngày bốc/dỡ hàng hay thời gian bốc/dỡ hàng

Said to weight: Trọng lượng khai báo

Said to contain: Được nói là gồm có

Time Sheet or Layday Statement: Bảng tính thời gian thưởng phạt bốc/dỡ

Free in and Out (FIO): miễn xếp và dỡ

Free in and out stowed (FIOS): miễn xếp dỡ và sắp xếp

Shipped in apparent good order: hàng đã bốc lên tàu nhìn bề ngoài ở trong điều kiện tốt

Laden on board: đã bốc hàng lên tàu

Clean on board: đã bốc hàng lên tàu hoàn hảo

Stowage plan–Sơ đồ xếp hàng

SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez

COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến

Freight payable at: cước phí thanh toán tại…

Elsewhere: thanh toán tại nơi khác (khác POL và POD)

 

Trên đây là những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu quan trọng mà bạn cần phải nắm vững. Impactus hân hạnh đồng hành cùng bạn trên chặng đường phát triển sự nghiệp.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *