phỏng-vấn-tiếng-anh-xin-việc-ngành-nhân-sự

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN TIẾNG ANH XIN VIỆC NGÀNH NHÂN SỰ – HR CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG 

KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN TIẾNG ANH XIN VIỆC NGÀNH NHÂN SỰ – HR CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG 

Với lợi thế về nhu cầu tuyển dụng cao, phạm vi ứng tuyển rộng, mức lương tốt với nhiều cơ hội thăng tiến. Ngành nhân sự, hay HR (Human resources) luôn là một trong top những ngành hot và có độ cạnh tranh lớn.

Với đòi hỏi của doanh nghiệp đưa ra ngày càng cao ở người ứng tuyển. Việc có khả năng Tiếng Anh tốt là điều vô cùng cần thiết. Vậy bạn đã biết cách trả lời phỏng vấn Tiếng Anh xin việc ngành Nhân Sự chuyên nghiệp chưa? Hãy cùng Impactus tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Ngành Nhân sự là gì? Nhiệm vụ của nhân viên Nhân Sự?

Nhân sự hay còn được biết đến với cái tên HR (Human Resource). Đây là bộ phận phụ trách 4 nhiệm vụ chính liên quan đến quản lý nguồn nhân lực bao gồm: 

  • Tuyển dụng
  • Đào tạo và phát triển 
  • Đãi ngộ nhân viên
  • Chỉ định công việc 

Vai trò của ngành này là tìm ra cách tốt nhất tăng năng suất của tổ chức. Thông qua việc quản lý điều phối nhân viên công ty. Đây là bộ phận chủ chốt trong mọi tổ chức vì thế cơ hội việc làm ngành này khá rộng mở.

2. Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở một nhân viên nhân sự giỏi?

  • Có tố chất của mọi nghề

Carol Schultz ERE  đã từng nói “Những nhà nhân sự thành công nhất là người có trong mình một phần của nhân viên Sales, phần của người tư vấn nghề nghiệp, ngoài ra là nhà cố vấn, người phân tích và bác sĩ tâm lý”.

Nói cách khác, một nhà nhân sự giỏi là người có kiến thức sâu về chuyên môn nhân sựkiến thức tổng quát về các lĩnh vực có liên quan. Vì họ không chỉ thực hiện các tác vụ liên quan đến nhân sự trong phạm vi thẩm quyền mà còn hỗ trợ mạnh mẽ cho các phòng ban khác và cả công ty.

Việc có cái nhìn và kiến thức tổng quan của tất cả các ngành có thể giúp họ khám phá ra mong muốn, nhu cầu và mối quan tâm của cả ứng viên lẫn khách hàng. Bởi sau một cuộc ứng tuyển là cả một quá trình trải nghiệm và học hỏi giúp nhà tuyển dụng không những hiểu rất rõ về các vị trí công việc, sản phẩm, dịch vụ trong công ty mà còn nắm bắt được thông tin thị trường về lĩnh vực đó.

  • Khả năng quan sát và phán đoán mạnh mẽ

Công việc HR là chọn ra những người phù hợp cho các vị trí trong công ty. Vì vậy, HR cần phải có khả năng quan sát và đánh giá chính xác về tiềm năng của ứng viên.

Tính cách, con người của ứng viên không chỉ hiện lên qua CV và những gì họ nói trong buổi phỏng vấn mà còn qua những hành động, cử chỉ và những điều bạn quan sát. Ví dụ người làm nhân sự có thể biết ứng viên có đang nói dối hay không dựa vào ánh mắt hoặc các cử chỉ, tác phong của họ.

  •  Kỹ năng giao tiếp

Bất kỳ trong lĩnh vực nào cũng cần thành thạo kỹ năng trong giao tiếp. Ngành nhân sự cũng không phải ngoại lệ. Bởi tính chất công việc của ngành nhân sự là bạn không chỉ trao đổi công việc với sếp, các nhân viên trong công ty mà còn là người đại diện của công ty đi gặp các ứng viên, gặp khách hàng hay đối tác.

Bạn sẽ là người phụ trách tìm kiếm và khai thác tiềm năng của ứng viên. Đồng thời là ” chuyên gia tâm lý ” khi đi gặp các khách hàng cùng đối tác. Do vậy kỹ năng giao tiếp tốt rất quan trọng để bạn có thể truyền tải thông tin một cách hiệu quả đến cho người khác.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống

Trong quá trình làm việc của một nhân viên nhân sự có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía khách hàng, phía ứng viên,… việc bạn cần là phải linh hoạt trong mọi tình huống để đạt được lợi ích của các bên. Ngoài ra bạn cũng phải có kỹ năng đàm phán thuyết phục để có thể thay mặt doanh nghiệp xử lý các công việc như:

  • Hòa giải giữa nhân sự và doanh nghiệp khi gặp phải tình huống xung đột, tranh chấp,…
  • Thương lượng về lương thưởng với nhân viên.
  • Đề xuất những ý tưởng mới về HR giúp tối ưu quá trình xử lý vấn đề với cấp trên
  • Thương lượng các vị trí làm việc đối với các ứng viên mới

kinh-nghiệm-phỏng-vấn-ngành-nhân-sự

[MIỄN PHÍ] TƯ VẤN LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH BUSINESS

Viết email, báo cáo, thuyết trình, đàm phán bằng tiếng Anh chuyên nghiệp

3. Một số từ vựng hỗ trợ phỏng vấn Tiếng Anh xin việc ngành Nhân Sự

Để có thể chuẩn bị cho buổi phỏng vấn Tiếng Anh xin việc ngành Nhân Sự tốt nhất. Bạn cần phải nắm được một số từ và cụm từ liên quan tới ngành Nhân Sự cũng như vị trí bạn muốn ứng tuyển. Từ đó ứng dụng để nêu bật những thế mạnh và ưu điểm của bản thân, tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Human resourcesNgành nhân sự
PersonnelNhân sự/ bộ phận nhân sự
Department / Room/ DivisionBộ phận
Head of departmentTrưởng phòng
DirectorGiám đốc/ trưởng bộ phận
Staff/ employeeNhân viên văn phòng
Personnel officerNhân viên nhân sự
ExecutiveChuyên viên
SeniorNgười có kinh nghiệm
InternNhân viên thực tập
TraineeNhân viên thử việc
Probation periodThời gian thử việc
InternshipThực tập
SubordinateCấp dưới
Management/ AdministrationQuản trị
ProfessionChuyên ngành, chuyên môn
Governmental agenciesCơ quan nhà nước
Career employeeNhân viên biên chế
Contractual employeeNhân viên hợp đồng
Performance reviewĐánh giá năng lực

KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY 

4. Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xin việc ngành Nhân sự thường gặp và gợi ý trả lời

Dù bạn phỏng vấn ở vị trí nào, cũng sẽ có những câu hỏi thường gặp như giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu,.. Bạn hãy chuẩn bị trước những câu hỏi này. (Tham khảo 4 bước trong cấu trúc phỏng vấn chinh phục nhà tuyển dụng )

Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn Tiếng Anh xin việc ngành Nhân Sự nói riêng. Bạn cần lưu ý các câu hỏi và cách trả lời như sau:

  • Why did you choose HR or why do you want to be in the HR department?

Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là bạn phải thể hiện được:

  • Sự yêu thích đối với công việc nhân sự
  • Những yếu tố, đặc điểm khiến bạn cảm thấy bạn phù hợp với yêu cầu công việc Nhân Sự.

Có nhiều lý do khiến bạn lựa chọn vị trí nhân sự. Tuy nhiên bạn nên chỉ ra những yếu tố gắn với công ty, chủ doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số lý do sau:

  • Thích làm việc với con người
  • Muốn là người gắn kết giữa công ty và nhân viên
  • Có thể khám phá bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Mỗi ngày sẽ là thử thách đối với bạn.
  • Nhân sự là bộ phận “xương sống”,  giúp xây dựng hình ảnh cty, quyết định trực tiếp tới sự phát triển của công ty

Gợi ý: 

“Human Resource is the backbone of any organization. It is very important to provide the right person for management and staff for better development of an organization and achieving goals. That is why I choose the Human Resource field as my career. Because I want to work as a key and soul of the organization. 

Moreover, I like coordinating different kinds of jobs. Convincing candidates as well as customers is something I find myself very good at. Communicating with different types of people and acting on the situation is a good experience.”

(Nguồn nhân lực là “xương sống” của bất kỳ tổ chức nào. Việc cung cấp đúng người cho ban lãnh đạo và công ty để tổ chức có thể phát triển tốt hơn và đạt được các mục tiêu là rất quan trọng. Đó là lý do tôi chọn lĩnh vực Nhân sự là sự nghiệp của mình. Vì tôi muốn làm việc với tư cách là người kết nối giữa nhân viên và tổ chức. 

Hơn nữa, tôi thích điều phối các loại công việc. Thuyết phục ứng viên cũng như khách hàng là một điều tôi thấy mình có khả năng làm rất tốt. Tôi yêu thích trải nghiệm được giao tiếp với nhiều người khác nhau và linh hoạt trong xử lý tình huống của ngành Nhân Sự.)

 

  • Why should I hire you as an HR? (Tại sao chúng tôi nên thuê bạn cho vị trí này)

Đứng dưới góc nhìn nhà tuyển dụng, mục đích của câu hỏi này để đánh giá xem ứng viên có hiểu họ đang được tuyển dụng để làm gì hay không. Hoặc kiểm tra sự tự tin của ứng viên qua cách họ nhận xét và đánh giá về bản thân. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ xác định được những kỹ năng và giá trị mà một ứng viên mang lại.

Vậy câu trả lời lý tưởng của bạn nên là gì?

Bạn phải tập trung vào các kỹ năng của mình. Và cách bạn sẽ tận dụng những kỹ năng đó cho vị trí mà bạn đang được phỏng vấn. Đây là một số cách bạn có thể triển khai trả lời:

  • Khẳng định rằng “Tôi luôn cởi mở với mọi điều cần thiết” cho thấy rằng bạn muốn nâng cao khả năng học hỏi của mình. 
  • Xác định các kỹ năng của mình và hỗ trợ chúng bằng các ví dụ. Bạn nên đọc lại JD (mô tả công việc) để xác định những kỹ năng nhà tuyển dụng tìm kiếm.
  • Đề cập đến các bằng cấp/ chứng chỉ liên quan mà bạn có

Gợi ý: 

 

“Being an HR, I keep my mind open to every necessary thing that is to be learned for the enhancement of the growth of the organization and self. I strongly believe it is more like a mutual benefit and cooperation accord between me and the organization, wherein I gain the knowledge and the company gains the reputation with time along with the increase in revenue.

My degree in <mention your discipline>, <internship experience, if any>, and skills <mention your skills> make me a valuable team player for your company. I have a strong work ethic, am dependable, and will do a fantastic job. <further, support with an example>.

// “Là một nhân viên Nhân Sự, tôi luôn cởi mở với mọi điều cần thiết phải học để nâng cao sự phát triển của tổ chức và bản thân. Tôi thực sự tin rằng công việc này giống như một thỏa thuận hợp tác cùng có lợi giữa tôi và tổ chức. Trong đó tôi có được kiến ​​thức và công ty đạt được sự phát triển cùng với khả năng gia tăng doanh thu.

Bằng cấp của tôi về <đề cập đến tên bằng cấp>, <kinh nghiệm làm việc, nếu có> , và các kỹ năng <đề cập đến kỹ năng của bạn> khiến tôi trở thành một nhân viên có giá trị cho công ty của bạn. Tôi có đạo đức làm việc mạnh mẽ, đáng tin cậy và sẽ cố gắng đóng góp giá trị cho công việc tuyệt vời này. <hỗ trợ với một số ví dụ xa hơn>

 

Không thể bỏ lỡ:

 

  • What do you think the biggest challenges of this role are? (Bạn nghĩ những thách thức lớn nhất của vai trò này là gì?)

Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này sẽ cho người phỏng vấn thấy rằng: bạn có hiểu thách thức của vai trò cụ thể mà bạn đang ứng tuyển hay không. 

Gợi ý: 

As an HR professional, I would deal with employees on all levels and in situations that may be unpleasant, like firing employees or having to take disciplinary action. These situations are challenging for both the employee, the manager, and the HR professional, but they’re part of the job.

(Là một chuyên gia nhân sự, tôi sẽ phải đối phó với nhân viên ở mọi cấp độ. Và một trong những tình huống tôi thấy khó khăn nhất là khi phải sa thải nhân viên hoặc phải thực hiện các hình thức kỷ luật. Những tình huống này là thách thức đối với cả nhân viên, người quản lý và chuyên gia nhân sự. Nhưng tôi phải chấp nhận và thực hiện nghiêm túc vì chúng là một phần của công việc)

  • Tell me about a time when you coached someone. (Kể cho tôi về một thời gian bạn phải đào tạo ai đó)

Huấn luyện đào tạo là điều mà mọi chuyên gia nhân sự sẽ phải làm trong bất kỳ chuyên ngành nào trong nguồn nhân lực. Nhân viên có xu hướng đến gặp một chuyên gia nhân sự mà họ cảm thấy thoải mái và yêu cầu lời khuyên cùng sự hỗ trợ. 

Tốt nhất bạn nên sử dụng kỹ thuật Story Telling trong câu trả lời này để trả lời câu hỏi về hành vi này một cách trọn vẹn nhất.

Gợi ý:

“I worked in a team of five at a helpdesk as a student. Two of my team members really didn’t get along, and they argued regularly. After one of them came close to being fired for being too vocal, she came to ask my advice. We sat down and talked about the “why” of the arguing. It turned out she was upset that the other team member seemed to pass all the difficult assignments to her.

When I talked to the other team member, he explained that it was because he didn’t feel confident in his ability to handle those help requests but knew she could.

By getting them to talk, I was able to help turn a negative situation into a coaching opportunity and things greatly improved after that.”

(Tôi đã làm việc trong một nhóm 5 người tại quầy trợ giúp khi còn là sinh viên. Hai thành viên trong nhóm của tôi thực sự không hợp nhau, và họ thường xuyên tranh cãi. Sau khi một trong hai người họ suýt bị sa thải vì quá lời. Cô gái ấy đã đến xin lời khuyên của tôi. Chúng tôi đã ngồi xuống và nói về “lý do” của cuộc tranh cãi. Hóa ra cô ấy rất khó chịu khi một thành viên khác trong nhóm dường như đã giao tất cả các công việc khó cho cô ấy. 

Khi tôi nói chuyện với người còn lại, anh ấy giải thích rằng đó là vì anh ấy không cảm thấy tự tin vào khả năng của mình để xử lý những yêu cầu trợ giúp đó. Nhưng anh ấy biết rằng cô ấy có thể làm được. 

Bằng cách kết nối, giải thích và khiến họ nói chuyện trực tiếp lại với nhau. Tôi đã biến một tình huống tiêu cực thành một cơ hội để huấn luyện nhân viên cách làm việc nhóm. Và mọi thứ đã được cải thiện rất nhiều sau đó)

  • Why are you leaving your current job? / Why did you leave your previous job?

Một câu trả lời tốt là câu trả lời thành thật và nêu ra được lý do chính đáng cho việc chuyển việc. Không nên đưa ra câu trả lời mang tính tiêu cực, hay nói xấu sếp và công ty cũ. Bạn nên thành nhật tuy nhiên, lý do tốt nhất nên là “lý do xuất phát từ bản thân” mình. Ví dụ: bạn muốn có nhiều cơ hội phát triển thăng tiến hơn, bạn muốn được thay đổi môi trường làm việc,…

Gợi ý: 

“I really liked my previous job and team. I started as an intern and worked my way up to a team lead in marketing. However, I think that my time in this company has come full circle – I’m actually the one who coaches others while I don’t learn anything myself anymore. Learning is important to me, so I want a new job that will challenge me and help me develop further.”

(Tôi thực sự thích công việc và đội ngũ trước đây của mình. Tôi bắt đầu từ khi còn là một nhân viên thực tập. Và làm việc theo cách của tôi để trở thành trưởng nhóm trong lĩnh vực tiếp thị. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thời gian của tôi ở công ty này đã tròn đầy – tôi thực sự là người huấn luyện những người khác trong khi bản thân tôi không học được gì nữa. Học tập rất quan trọng đối với tôi, vì vậy tôi muốn có một công việc mới sẽ thử thách tôi và giúp tôi phát triển hơn nữa.)

Impactus đã giúp bạn tìm hiểu các kinh nghiệm và bộ câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh xin việc ngành Nhân Sự chuyên nghiệp. Impactus sẽ còn chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm khác giúp bạn tự tin bứt phá công việc. Đừng bỏ lỡ nhé!

[MIỄN PHÍ] NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH NHÂN SỰ


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *