BÍ KÍP ĐỂ “STORYTELLING” HIỆU QUẢ TRONG THUYẾT TRÌNH

Một trong những điều cốt lõi làm nên bài thuyết trình tuyệt vời chính là “storytelling”. Truyện kể là cách nhanh nhất thu hút sự chú ý của con người và lôi kéo họ vào thế giới mà bạn đang dựng lên. Vậy nên muốn trở thành một người thuyết trình xuất sắc, trước hết bạn hãy là một “người kể chuyện” tài ba.

“storytelling” thật ra cũng là một loại kỹ năng mà phải luyện tập nhiều mới có thể giỏi. Song có một cách nhanh hơn để trở nên lão luyện là hãy áp dụng những “mẹo kể chuyện”. Sau đây là 3 mẹo mà bất kỳ ai muốn kể chuyện hay đều phải dắt túi:

1. Kết nối với người nghe: từ “kể chuyện” thành “trò chuyện”

Bài thuyết trình sẽ có hiệu quả hơn nếu chúng cung cấp giá trị tri thức thực sự cho khán giả, thay vì cố gắng áp đặt những suy nghĩ của người nói vào họ. Hãy cẩn thận chọn những câu chuyện có liên quan đến người nghe của mình. 

Kết hợp cách kể chuyện vào các buổi trình bày có thể giúp người thuyết trình giải thích tại sao họ quan tâm đến nội dung ấy – và tại sao khán giả cũng nên như vậy. Kể chuyện, nếu được phân chia chu đáo và đúng thời điểm, có thể giúp người nói tạo nên sự đồng cảm lâu dài với khán giả.

2. Luôn “ngắn gọn” và “rõ ràng”

Những câu chuyện được sử dụng phải rõ ràng và súc tích. Kể quá nhiều câu chuyện hay những câu chuyện không đủ sâu sắc về nội dung có thể có tác động tiêu cực và làm xáo trộn khán giả. “Quan trọng không phải là bạn muốn nói gì với khán giả  mà là bạn muốn để lại điều gì sau cùng cho họ”. Vậy nên hãy biết chọn “trọng điểm” của câu chuyện để nó dễ đọng lại trong tâm trí người nghe thay vì kéo dài câu chuyện thành lan man, không sâu sắc

3. Hội đủ 5 yếu tố trong 1 câu chuyện

Dù chỉ là kể chuyện trong bài thuyết trình, bạn cũng đầu tư xây dựng nó nghiêm túc như một “tác phẩm”, vậy nên tác phẩm truyện đấy của bạn phải hội đủ 5 yếu tố: 

1. Nhân vật chính:

Một “người hùng” như trong bất cứ một câu chuyện nào nhưng không nhất thiết phải là “nhân vật” – đó có thể là một ý tưởng, một công cụ, như là sản phẩm kinh doanh của bạn chẳng hạn.

2. Kẻ phản diện:

“Kẻ phản diện” để tạo nên mâu thuẫn và kịch tính, không nhất thiết phải là một nhân vật xấu xa mà có thể chính là những khó khăn mà công ty bạn đang gặp phải, những nguy cơ mà thị trường phải đối mặt,…

3. Bối cảnh:

“Cái nền” của câu chuyện, trả lời được những câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? Tôi cần phải biết gì về tình trạng hiện nay?

4. Hành trình:

Những “cuộc chiến”, những khó khăn bạn gặp phải, những động lực bạn có được trong suốt cuộc hành trình.

5. Kết luận:

Hãy chỉ cho khán giả của bạn phải làm gì tiếp theo.


Những khoá học tại Impactus luôn tích hợp cả 3 yếu tố: Ngôn ngữ – Kỹ năng – Tư duy giúp bạn tăng tốc trong sự nghiệp, ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng với bộ kỹ năng kinh doanh Networking, Presenting, Pitching, Storytelling,…

Tại Impactus Academy, giáo trình được thiết kế đặc biệt để tạo cơ hội cho người học được tham gia trọn vẹn vào 4 chu trình của việc học này.
Qua những hoạt động như thuyết trình, thảo luận, các project hợp tác học viên sẽ nhận ra được phong cách học tập thế mạnh của mình qua sự thể hiện niềm hứng thú và sự yêu thích của họ với  những hoạt động đó. Người học sẽ nắm trọn những tinh hoa kiến thức một cách toàn diện hơn và mang được kiến thức đó trở thành của riêng mình chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉ học lý thuyết.

TRẢI NGHIỆM HỌC BUSINESS ENGLISH ONLINE – TIẾNG ANH + KỸ NĂNG MỀM + TƯ DUY 

NGAY HÔM NAY 

>>> Đăng ký để được tư vấn miễn phí: TẠI ĐÂY


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *