Nắm vững 4 bước trong cấu trúc phỏng vấn để thành công chinh phục nhà tuyển dụng

Nắm vững 4 bước trong cấu trúc phỏng vấn để thành công chinh phục nhà tuyển dụng

Chỉ với 4 bước đơn giản, bạn chắc chắn sẽ tự tin chinh phục nhà tuyển dụng. Dưới đây là cấu trúc phỏng vấn mà hơn 80% doanh nghiệp trên thị trường sử dụng. Khám phá ngay tại bài viết dưới đây.

1. Giới thiệu đầu buổi phỏng vấn 

Bắt đầu buổi phỏng vấn tiếng Anh, nhà tuyển dụng sẽ dành thời gian để giới thiệu tất cả các bên tham gia. Họ có thể bắt đầu bằng những câu chuyện small talk để bạn làm quen, như hỏi bạn có gặp khó khăn khi tìm đường hay không. Tuy nhiên, hãy cảnh giác. Vì đây là chính lúc nhà tuyển dụng quan sát và đánh giá bạn, dựa trên cách bạn chào hỏi, vẻ bề ngoài, hành vi, ngoại hình của bạn. Trong lúc này, bạn hãy: 

  • Lắng nghe kỹ tên của người sẽ tham gia phỏng vấn bạn. Hãy gọi họ theo Ms/ Mr last name (tên họ). Nếu người phỏng vấn chưa cho phép, bạn không nên gọi họ theo first name (tên). 
  • Nói rõ họ tên đầy đủ của bạn và đừng nói quá nhanh.
  • Ngồi sau khi được mời.

Để bắt đầu một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ trao đổi ngắn gọn quá trình phỏng vấn và xác nhận lại đầy đủ thông tin của hai bên. Trong lúc này, bạn có thể có thể cung cấp CV, hay portfolio  như đã được yêu cầu mang theo trước đó.

cấu trúc phỏng vấn

2. Câu hỏi từ phía nhà tuyển dụng

Đây là phần chính trong quy trình phỏng vấn, và thường chiếm thời gian nhiều nhất trong cấu trúc phỏng vấn.

2.1. Mục đích của phần này để nhà tuyển dụng quyết định: 

  • Bạn có phù hợp với công việc: năng lực, kiến thức, kỹ năng (cứng, mềm)
  • Bạn có thực sự thích công việc này?
  • Bạn có phù hợp với công ty và văn hóa nơi đây?

Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về chính mình, về vị trí công việc, về công ty và về cả ngành mà công ty bạn tham gia ứng tuyển đang hoạt động.

Vậy bạn cần làm gì để tự tin chinh vượt qua phần khó khăn nhất của buổi phỏng vấn? Bí quyết cho bạn chính là: Áp dụng elevator pitch.

 

Không thể bỏ lỡ:

15 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh chắc chắn gặp – ai cũng nên biết.

Những điều lưu ý trong phỏng vấn tiếng anh giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng

Các đối phó với những câu hỏi tiếng Anh không ngờ tới

2.2. Bạn nên làm gì trong buổi phỏng vấn: 

  • Tập trung vào những gì bạn có thể làm cho công ty, chứ không phải công ty có thể làm cho bạn.
  • Truyền tải thông tin tích cực, đừng quá tập trung vào những gì bạn chưa có. 
  • Trả lời ngắn gọn, xúc tích. Tuy nhiên, đừng khiến việc nhà tuyển dụng lấy thông tin từ bạn quá khó khăn. Nếu nhà tuyển dụng nói nhiều hơn bạn, điều này có thể thể hiện bạn chưa đưa ra câu trả lời đầy đủ.

2.3. Một số câu trả lời ăn điểm 

Các câu hỏi được đặt ra, không chỉ là cách nhà tuyển dụng lấy được thông tin từ ứng viên. Mà qua cách bạn trả lời như thế nào, họ sẽ đánh giá về con người bạn, cách làm việc của bạn: Liệu bạn có phải người tư duy logic? Bạn có khả năng chịu đựng áp lực? Chính vì vậy, hãy, hãy chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn theo phương pháp STAR hoặc phương pháp Storytelling để gây ấn tượng ngay từ những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhất trong cấu trúc phỏng vấn.

a. Tell us about yourself? 

Để có câu trả lời ấn tượng cho câu hỏi đơn giản này, bạn nên: 

  • Nhấn mạnh vào điểm khác biệt, điểm mạnh của bạn 
  • Kinh nghiệm, thành tựu nổi bật của bạn liên quan tới vị trí phỏng vấn 
  • Câu trả lời chỉ nên dài 1 phút
  • Sắp xếp câu trả lời logic, ngắn gọn 

I currently work at … as an account executive, where I am in charge of our top-performing customer. Prior to that, I worked for an agency where I worked on three major national healthcare brands. And, while I appreciated the job I did, I’d like the opportunity to work with a single healthcare organization in greater depth, which is why I’m so pleased about this opportunity .

(Tôi hiện đang làm việc tại… với vị trí là Chuyên viên account. Tại đây, tôi được giao nhiệm vụ làm việc với các khách hàng hàng đầu. Trước đó, tôi làm việc tại một agency – làm việc với 3 thương hiệu chăm sóc sức khỏe quốc gia. Tôi rất trân trọng công việc của mình. Tuy nhiên, tôi muốn có cơ hội được làm việc chuyên sâu với duy nhất một công ty chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, tôi rất biết ơn với cơ hội này.)

Đừng bỏ qua: Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh ấn tượng cho các ngành nghề.

b. Why do you want to work in marketing? (Tại sao bạn muốn làm việc trong ngành này? 

Cách bạn trả lời câu hỏi này cũng thể hiện bạn đã nghiên cứu job description (mô tả công việc) kỹ như thế nào. Câu trả lời bạn đưa ra nên gắn liền với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, như: 

  • Tính năng động
  • Độ thích ứng nhanh 
  • Sự tỉ mỉ

I see this as an opportunity to contribute to an exciting/fast-moving industry, and I believe I can do so with my… 

(Tôi thấy đây là cơ hội để mình có thể đóng góp vào một ngành thú vị/ phát triển nhanh. Và tôi tin tôi có thể làm vậy nhờ (kỹ năng…).

c. Why are you leaving your current job? (Lý do bạn nghỉ việc là gì?)

Khi trả lời câu hỏi này, bạn: 

    • Không nên nói xấu về công ty cũ, công việc cũ 
    • Đưa ra một lý do tích cực, như: 
  • I’d like to learn more. 

(Tôi muốn học hỏi thêm)

  • I believe I am ready to take on additional responsibilities.

(Tôi sẵn sàng nhận thêm nhiều trách nhiệm)

  • I believe I’ve progressed as far as I can in my present role; 

(Tôi đã phát triển hết mức ở vị trí hiện tại)

  • I want to learn a new skill that isn’t necessary in my current position;

(Tôi muốn học kỹ năng mới nhưng nó không cần thiết với vị trí hiện tại).

    • Và cố gắng đưa lý do này gắn với nguyên nhân bạn muốn vị trí mới. 

I’m leaving primarily because I’m ready to take on greater responsibility. I’d like to lead a team, but my present business doesn’t have any leadership jobs available. Delivering training sessions and upskilling younger personnel are two of my favorite things to do. It’s something I do a lot in my present job, and I’ve had a lot of nice feedback on it, but if I had my own team, I could do it even better. I understand you’re searching for someone to lead a small group of recent grads, and I’m very interested in the opportunity to assist them in their development.

(Lý do lớn nhất để tôi rời đi chính là tôi sẵn sàng nhận thêm nhiều trách nhiệm lớn lao hơn. Tôi muốn có cơ hội dẫn dắt một đội, nhưng với công việc hiện tại của tôi, không có vị trí nào phù hợp. Tôi rất thích được hướng dẫn và giúp nhân viên nâng cao năng lực. Đây là những việc tôi đã làm và nhận được rất nhiều phản hồi tốt. Nhưng, tôi thậm chí có thể làm tốt hơn nếu tôi có một đội nhóm của riêng mình. Tôi biết rằng công ty đang tìm một người dắt dắt và tôi rất mong chờ có cơ hội giúp họ phát triển).

d. Where do you see yourself in 5 years? (5 năm nữa bạn thấy mình ở đâu?)

Đây là câu hỏi để bạn nêu định hướng lâu dài. Để thể hiện rõ ràng định hướng của mình, câu trả lời nên bao gồm các yếu tố: 

  • Thể hiện sự liên kết giữa mục tiêu của bạn và mô tả công việc.
  • Hình dung những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn mong muốn có được cho vị trí trong tương lai.
    • Một vị trí công việc cụ thể mà bạn muốn hướng tới. Ví dụ: Kỹ sư level Level II, trưởng nhóm…
    • Kỹ năng (mềm, chuyên môn) cho vị trí đó. Ví dụ: Một Quản lý social media muốn có thêm kinh nghiệm sáng tạo hình ảnh.
    • Giải thưởng/chứng chỉ/ khóa học cần đạt được trong lĩnh vực. Ví dụ: giải thưởng Top sales person là giải thưởng nhân viên Đại diện bộ phận sales nên có.
    • Thành tựu nổi bật. Ví dụ: Cơ hội training thành viên mới.

PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CỦA BẠN

VỚI ĐỊNH HƯỚNG TỪ CHUYÊN GIA

ĐĂNG KÝ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

 

  • Thể hiện sự hứng thú với vai trò đó.

In five years, I’d like to be a recognized industry expert who others can turn to for advice, guidance, and strategy. In previous employment, I’ve had excellent mentors and supervisors, and I’d like to be able to provide comparable assistance while perhaps taking on a leadership role. Finally, I’d like to have led a project that I’m enthusiastic about. Connecting my initiatives to a company’s wider aims motivates me, and the thought of gaining more expertise in this area excites me.

(Trong 5 năm tới, tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực – người có thể cho mọi người lời khuyên, hướng dẫn. Tại công việc trước, tôi đã gặp được những người hướng dẫn có tâm. Và tôi muốn có thể giúp đỡ mọi người khi nắm vai trò dẫn dắt. Và, tôi muốn được dẫn dắt một dự án mà tôi tâm huyết. Tôi thấy rất có động lực vì được kết nối ý tưởng của tôi với mục tiêu của công ty. Và tôi rất thích thú với việc được học thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.)

e. How do you explain your gap in employment?

(Bạn giải thích thế nào về quảng thời gian không đi làm?)

Để gặp câu hỏi này khi phỏng vấn, bạn nên trả lời ngắn gọn. 

LAMPS nêu ra một vài lý do hợp lý, giúp bạn dễ dàng vượt qua câu hỏi này.

L: location (vị trí): Nơi làm việc xa, hay việc đi lại gặp khó khăn.

-A: advancement (cải tiến): Bạn không còn cơ hội thăng tiến tại công ty cũ.

M: money (tiền bạc): Bạn muốn cải thiện lương, thưởng

-P: pride or prestige (định hướng): Bạn muốn tìm công ty phù hợp hơn với mục tiêu của bạn.

-S: security (đảm bảo): Công ty cũ gặp vấn đề nghiêm trọng về tài chính hay cắt giảm nhân sự.

Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên:

  • Tập trung vào những nỗ lực bạn đã cố gắng trong thời gian thất nghiệp.
  • Nhắc đến khóa học/ chứng nhận mà bạn đã tham gia trong thời gian này.

If you work in the… industry, you’ve probably heard about Company A’s layoffs. After being a part of those layoffs, I wanted to carefully consider my next actions. I’ve taken numerous programs to improve my marketing skills and am hoping to make a career change, which is why I’m so excited for this opportunity with you.

(Nếu các anh chị làm trong ngành…, hẳn anh/chị đã nghe đến việc công ty A có nhiều nhân viên nghỉ việc. Sau khi nghỉ việc tại đó, tôi muốn cân nhắc kỹ càng bước đi tiếp theo của mình. Tôi đã tham gia rất nhiều chương trình để cải thiện kỹ năng marketing và mong chờ cơ hội mới. Chính vì vậy, tôi rất vui vì có được cơ hội này với công ty).

3. Ứng viên đặt câu hỏi

Đây là phần giúp bạn có thể tỏa sáng hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì, bạn có thể thể hiện sự hứng thú và biết thêm thông tin về vị trí mà mình đang ứng tuyển. Trong phần này của cấu trúc phỏng vấn, bạn có thể đặt câu hỏi:

cấu trúc phỏng vấn

3.1. Đặt câu hỏi Liên quan đến công ty trong cấu trúc phỏng vấn

  • What are the organization’s most pressing issues?

(Vấn đề lớn nhất hiện tại mà công ty đang gặp phải là gì?)

  • What is the company’s long-term strategy?

(Chiến lược dài hạn của công ty là gì?)

  • How does the company encourage employees to advance their careers?

(Công ty thúc đẩy nhân viên phát triển sự nghiệp bằng cách nào?)

  • What are the chances of advancement inside the company?

(Cơ hội thăng tiến tại công ty?)

  • What is the management style of the company?

(Phong cách quản lý của công ty như thế nào?)

3.2. Liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển: 

  • What are the most important responsibilities of this job?

(Nhiệm vụ quan trọng nhất của vị trí này là gì?)

  • What role does this position play inside the company?

(Vai trò của vị trí này trong công ty?)

  • What would you say the ideal candidate looks like?

(Ứng viên lý tưởng cho vị trí này cần những gì?)

  • Can you give me an example of a typical work day or week in this position?

(Anh/chị hãy mô tả một ngày/tuần làm việc của công việc này?)

  • What projects or tasks would I be working on right now?

(Khi tham gia, tôi sẽ tham gia dự án/ nhiệm vụ nào?)

  • Is this a newly created position? If not, what type of job has the previous employee taken on?

(Đây có phải vị trí mới không? Nếu không, nhân viên trước đây đảm nhận vị trí này như thế nào?)

  • What kind of training opportunities are there for new employees?

(Nhân viên mới có cơ hội được training không?

  • Who would be my direct supervisor? How would you characterize their leadership style?

(Ai sẽ là người giám sát trực tiếp của tôi? Phong cách quản lý của người đó như thế nào?)

  • When should I expect a performance assessment after I’ve been hired? What method is employed?
  • (Từ sau khi tôi được nhận, bao lâu sẽ có đánh giá kết quả? Đánh giá bằng phương pháp nào?
  • What are the chances of promotion in this position?

(Cơ hội thăng tiến cho vị trí này thế nào?)

3.3. Liên quan đến môi trường làm việc 

  • What aspects of working here do employees appreciate the most?

(Nhân viên đánh giá cao nhất khía cạnh nào của môi trường làm việc tại đây?)

  • What important values or attitudes does the company seek for when hiring new employees?

(Giá trị, thái độ nào được công ty coi là quan trọng nhất khi tìm kiếm ứng viên?)

  • In this company, how is success measured?

(Làm thế nào để đánh giá mức độ thành công trong công việc tại đây?)

  • How would you define the culture of this organization?

(Văn hóa doanh nghiệp của công ty?)

4. Kết thúc trong cấu trúc phỏng vấn

Trước khi bạn ra về, nhà tuyển dụng thường sẽ cho bạn thêm thông tin về: 

  • Bước tiếp theo của quá trình tuyển dụng (nếu chưa được giải thích)
  • Họ trông chờ gì ở bạn 
  • Khi nào họ họ sẽ liên hệ với bạn.

Trước khi chào tạm biệt, hãy cảm ơn họ vì đã dành thời gian với bạn. Hãy chuyên nghiệp, lịch sự đến phút cuối cùng.

Hơn nữa, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn hãy gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn.

Nắm được cấu trúc phỏng vấn giúp bạn chuẩn bị kỹ càng hơn để có cơ hội tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng. Cùng nghe những chia sẻ từ các chuyên gia của Impactus để bạn có thể thành công chinh phục con đường sự nghiệp nhé.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *