BÍ QUYẾT GIÚP BẠN ĐỊNH HƯỚNG SỰ NGHIỆP ĐÚNG ĐẮN | IMPACTUS ACADEMY

Với hàng nghìn lựa chọn nghề nghiệp, bạn sẽ định hướng nghề nghiệp như thế nào để phù hợp với bản thân? Nếu bạn không thực sự có bất kỳ ý tưởng nào về công việc bạn muốn làm, thì việc giải quyết nhiệm vụ này có vẻ khó nhằn. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện các bước dưới đây, cơ hội để bạn có cho mình được những quyết định công việc đúng đắn không còn là khó khăn nữa.

I. Tại sao định hướng nghề nghiệp lại quan trọng


Đầu tiên, không phải ai sinh ra cũng hiểu rõ bản thân cũng như thế mạnh của mình là gì? Quá trình học hỏi, rèn luyện sẽ giúp bạn kế thừa được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước, từ đó có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Do đó, việc định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn:

1. Đầu tư ngay từ ban đầu, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực:

Một trong những tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp, đó chính là có thể đầu tư ngay từ ban đầu, tránh lãng phí sau này. Tốt nhất, nên định hướng nghề nghiệp ngay từ cấp 3 để có được quá trình học tập và rèn luyện phù hợp. Cùng với đó là tham gia các hoạt động xã hội, tự khám phá bản thân để thấy được những sở trường, sở đoản, sở thích của mình để phục vụ công việc trong tương lai.

Không ít bạn trẻ hiện nay đã “bỏ dở” giữa chừng vì cảm thấy không phù hợp với công việc hiện tại. Điều này gây tốn kém rất nhiều thời gian, tiền bạc và cả công sức của gia đình, công tác đào tạo và của chính bản thân mình.

2. Xác định chính xác bản thân có phù hợp với nghề không

Nếu các bạn trẻ còn đang phân vân trên hành trình tìm kiếm câu trả lời mình thực sự phù hợp với ngành nghề nào, thì các hình thức định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn.

Chính sự chia sẻ về kinh nghiệm, công việc,… trong quá trình định hướng nghề sẽ giúp bạn trẻ hình dung và có được sự lựa chọn xác đáng hơn. Có nhiều hình thức định hướng nghề nghiệp hiện nay như tham gia các buổi hướng nghiệp, tham khảo sách hướng nghiệp,…chia sẻ tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp và những vấn đề liên quan bạn có thể tham khảo.

3. Định hướng nghề nghiệp không chỉ là nghề mà còn là tương lai

Định hướng nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là việc giúp bạn trẻ đó lựa chọn một cái nghề nuôi sống bản thân, gia đình, mà đó còn là cả tương lai. Tương lai của bạn có thực sự rộng mở không, có cơ hội để phát triển không, có thành công hay thất bại,…phụ thuộc rất nhiều vào định hướng nghề ngay từ ban đầu.

Tương lai nghề nghiệp nó còn là đam mê, là sở thích, là niềm động lực mỗi ngày để bạn không ngừng cố gắng, phấn đấu thay vì biến mỗi ngày đi làm là “chuỗi ngày chấm công.”

4. Sống có ích, nuôi sống bản thân gia đình

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp, đó chính là nuôi sống bản thân và gia đình. Cùng với đó là nâng cao chất lượng cuộc sống lên một giá trị cao hơn. Học tập, làm việc và rèn luyện sẽ giúp bạn ngày càng sống có ích cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển.

5. Cải thiện, tăng năng suất lao động

Vì sao nói định hướng nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện, giúp tăng hiệu suất công việc. Có một thực tế hiện nay là bên cạnh người làm việc hăng say, phấn đấu mỗi ngày thì cũng có không ít những bạn trẻ đi làm với thái độ chỉ mong ngày nhanh hết, nhanh tới cuối tháng để nhận lương mà bỏ qua hoàn toàn sự nhiệt huyết, cống hiến và sáng tạo.

Nguyên nhân thực sự của vấn đề này là gì? Là vì cơ bản họ không yêu công việc của họ, họ cảm thấy nhàm chán và không thích thú với công việc này nên không có được niềm đam mê và nỗ lực mỗi ngày.

II. 8 bước để đưa ra quyết định nghề nghiệp khi bạn mất phương hướng


Với hàng nghìn lựa chọn nghề nghiệp, bạn sẽ chọn nghề như thế nào để phù hợp với bản thân trong tương lai? Nếu bạn không thực sự có bất kỳ ý tưởng nào về công việc bạn muốn làm, thì việc giải quyết nhiệm vụ này có vẻ khó nhằn. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện các bước dưới đây, cơ hội để bạn có cho mình được những quyết định công việc đúng đắn không còn là khó khăn nữa.

1. Đánh giá lại bản thân

Trước khi chọn được nghề phù hợp, bạn phải hiểu được bản thân. Giá trị, sở thích, kỹ năng mềm và năng khiếu kết hợp với kiểu tính cách của bạn. Biết được công việc nào phù hợp với bạn và những công việc nào thì không.

Sử dụng các công cụ tự đánh giá tính cách và kiểm tra nghề nghiệp phù hợp để thu thập thông tin về các đặc điểm của bạn và sau đó, tạo danh sách các công việc phù hợp dựa trên kết quả bài đánh giá. Một số người chọn thay vì làm các bài test, họ trao đổi trực tiếp với một mentor hoặc các chuyên gia về phát triển nghề nghiệp khác hay với những người có thể giúp họ hiểu được bản thân.

2. Lên danh sách các công việc có thể làm

Sau khi đánh giá lại bản thân mình, bạn sẽ có một danh sách các công việc phù hợp với từng đặc điểm tính cách của bạn. Hãy đưa list công việc đó vào một danh sách để bạn có được cái nhìn tổng thể nhất.

Tiếp theo, hãy tìm những công việc lặp lại nhiều lần trong danh sách và đưa nó vào short list. Đặt tiêu đề là “Nghề nghiệp phù hợp tính cách để khám phá”.
Sau đó hãy tìm bất kỳ nghề nghiệp nào trong danh sách đó mà hấp dẫn bạn. Đó có thể là những nghề nghiệp mà bạn mới biết một chút và muốn khám phá thêm hoặc và cũng đừng loại đi những công việc mà bạn không biết nhiều. Biết đâu có thể bạn học được hoặc tìm thấy bản thân phù hợp cho những công việc mới mẻ đó.

3. Khám phá chi tiết các công việc

Khi danh sách chỉ còn 5-10 công việc tiềm năng phù hợp. Hãy đi sâu, phân tích chi tiết thông tin về từng công việc đó qua bản mô tả công việc (JD) và các yêu cầu chứng chỉ liên quan cũng như các cơ hội và lộ trình thăng tiến của từng công việc.
Tại bước này, bạn đã thu hẹp được danh sách công việc tiềm năng phù hợp với bản thân xuống chỉ còn 5-10 công việc. Bây giờ bạn sẽ đi sâu, phân tích chi tiết các thông tin về từng công việc trong danh sách đó. Đầu tiên hãy tìm bản mô tả công việc (Job description) và các yêu cầu về chứng chỉ giáo dục, đào tạo đã có sẵn. Tìm hiểu về cơ hội và lộ trình thăng tiến. Sử dụng các thông tin thị trường lao động đáng tin cậy, các working network để thu thập dữ liệu về thu nhập và triển vọng việc làm trong những năm tới.

4. Rút gọn danh sách công việc phù hợp

Bây giờ bạn đã có nhiều thông tin chi tiết hơn về các nghề nghiệp phù hợp với tính cách bản thân. Hãy bắt tay vào lựa chọn các công việc thực sự phù hợp. Hãy gạch đi những công việc mà bạn không muốn theo đuổi nữa. Lúc đó trong danh sách chỉ còn lại từ 2-5 công việc.
Hãy gạch đi những công việc không còn hấp dẫn bạn, hoặc gạch đi những công việc không đáp ứng được yêu cầu về giáo dụ hoặc các yêu cầu như thiếu các kỹ năng mềm cần thiết để thành công.

5. Tìm hiểu chi tiết về thông tin công việc

Khi chỉ còn một vài công việc trong danh sách, hãy bắt đầu nghiên cứu sâu hơn. Sắp xếp thời gian, cuộc hẹn để gặp gỡ những người làm việc trong các ngành nghề mà bạn quan tâm. Họ có thể cung cấp kiến ​​thức trực tiếp về các nghề nghiệp trong danh sách ngắn của bạn. Truy cập mạng của bạn, bao gồm cả LinkedIn, để tương tác với những người có những thông tin này.

6. Đưa ra lựa chọn định hướng nghề nghiệp

Cuối cùng, sau khi thực hiện tất cả các nghiên cứu của mình, bạn có thể đã sẵn sàng để đưa ra lựa chọn cuối cùng của mình. Hãy chọn công việc mà bạn nghĩ sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng nhất dựa trên tất cả thông tin bạn thu thập được. Đừng quá lo lắng với việc loay hoay chọn lựa con đường nghề nghiệp của mình. Bởi vì mọi người quanh bạn đều thay đổi nghề nghiệp của họ ít nhất một vài lần trong cuộc đời.
Hãy chọn công việc mà mang lại cho bạn sự hài lòng nhất dựa trên thông tin bạn thu thập được. Đừng quá lo lắng vì bạn mất định hướng nghề nghiệp bởi vì có nhiều nhiều người xung quanh bạn cũng trải qua điều tương tự ít nhất một vài lần trong cuộc đời.

[MIỄN PHÍ] HỖ TRỢ TƯ VẤN VIẾT CV – COVER LETTER VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TẠI IMPACTUS

TRỊ GIÁ 1 TRIỆU ĐỒNG

 

7. Xác định mục tiêu sự nghiệp

Khi bạn đưa ra được quyết định, hãy xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bản thân. Điều này giúp xây dựng được cụ thể các bước cần phải làm để đạt được mục đích công việc của mình. Mục tiêu dài hạn thường mất khoảng ba đến năm năm để đạt được, ví dụ thăng tiến lên cấp quản lí trong công ty,… trong khi bạn thường có thể hoàn thành mục tiêu ngắn hạn như cải thiện các kỹ năng về ngoại ngữ, tư duy, hay kỹ năng chuyên môn trong sáu tháng đến ba năm.

8. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc

Cùng xây dựng một kế hoạch thực hiện mục tiêu công việc cụ thể. Một kế hoạch gồm tất cả các bước bạn sẽ phải thực hiện cũng như rào cản bạn phải vượt qua để đạt được mục tiêu của mình. Và coi nó như một bản đồ giúp bạn đi được từ điểm A đến điểm đích, C và sau cùng là tới đích.
Viết tất cả các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà bạn mong muốn đạt được cũng như liệt kê tất cả các rào cản bạn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của mình và đưa ra các phương án để giải quyết các vấn đề, khó khăn đó.

Có vẻ việc lập kế hoạch này tốn thời gian và phiền phức nhưng hãy tin mình đi, sẽ dễ dàng hơn nhiều để tạo dựng con đường sự nghiệp khi bạn biết mình muốn gì, cái đích bạn phải đạt được là gì? và bạn cần cải thiện và trang bị kỹ năng gì để đi được tới mục tiêu sự nghiệp cuối cùng.

Qua bài viết trên, Impactus hy vọng bạn có thể tham ra và đưa ra được lựa chọn định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Good luck


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *