NẾU TÔI BIẾT KHI CÒN 22 – ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TUỔI 22

Tuổi 22, đây là lúc bạn mới tốt nghiệp Đại học, bước chân vào thế giới thực tế khốc liệt và bắt đầu hành trình sự nghiệp của mình với gần như không có gì trong tay ngoài sức trẻ và kiến thức tích luỹ được tại trường Đại học. Đây cũng là thời điểm đánh dấu bước ngoặt của bản thân khi bạn chính thức và đưa ra lựa chọn mang tính quyết định cho cuộc đời mình – con đường sự nghiệp. Nhiệt huyết, trẻ tuổi nhưng cũng nông nổi khiến đôi khi chúng ta có những quyết định chưa được sáng suốt. Để rồi bây giờ nhìn lại tuổi 22, có thể bạn sẽ thốt lên là “Ôi, nếu mình biết điều đấy năm 22 tuổi, mình đã…..”

Định hướng nghề nghiệp tuổi 22 từ chuyên gia

Trong một chiến dịch của mình nằm trong chuỗi nội dung Career Orientation, Linkedin (Mạng xã hội tuyển dụng chuyên nghiệp, nơi kết nối nhà tuyển dụng và các ứng viên cao cấp) đã làm một cuộc phỏng vấn với một loạt các nhân vật thành công với tự đề “Nếu tôi còn 22 – If I were 22”. Rất nhiều các nhân vật thành công và có tầm ảnh hưởng toàn cầu đã rất hứng thú với việc chia sẻ lại kiến thức của mình, những điều họ ước giá mà mình biết vào năm 22 tuổi. Lắng nghe những chia sẻ của họ và rút ra những điều mà đáng ra chúng ta nên biết ở tuổi 22 nhé

Định hướng nghề nghiệp từ Juliet de Baubigny, cộng sự tại Kleiner Perkins Caufield & Byers

Định hướng nghề nghiệp tuổi 22

“Ở tuổi 22, tôi vừa tốt nghiệp cao đẳng tại Anh quốc và bắt đầu sự nghiệp của mình tại một trong các công ty nằm trong danh sách Fortune 50.

“Tôi có tất cả mọi thứ mình muốn: Tôi sắp được bổ nhiệm một vị trí lãnh đạo ở công ty, tôi vừa mua một chiếc xe mới, tôi kiếm được tiền và bố mẹ tôi rất tự hào,” de Baubigny viết.

“Thế nhưng điều đáng ngạc nhiên là tôi ghét cuộc sống đó”.

Công việc, cuộc sống không giống như những gì Baubigny tưởng tượng ra.

Rồi bà nhớ về những gì mình yêu thích nhất:

“Khi còn ở đại học, tôi là một học sinh xuất sắc và luôn luôn tham gia vào việc kết nối các ý tưởng và con người – từ các câu lạc bộ, các buổi quyên góp hay những trận đấu thể thao,” bà viết.

“Tôi yêu từng giây từng phút đó. Và điều tuyệt nhất là tôi nhận ra rằng tôi đang tạo ra cơ hội và kết nối mọi người với cơ hội.”

De Baubigny đã quyết định nghỉ việc và để làm công việc tuyển dụng các vị trí lãnh đạo sau đó.

“Tôi có linh cảm rằng đây là hướng đi đúng cho định hướng sự nghiệp của mình,” bà viết.

“Nó đáng sợ và đầy rủi ro. Thế nhưng bây giờ, khi nhìn lại, tôi nghĩ rằng đó là một sự lựa chọn tuyệt vời và đã định hình sự nghiệp và cuộc đời của tôi.”

“Ở tuổi 22, bạn có rất ít những thứ để mất … Vì vậy đừng lo về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra”.

“Ở bất cứ độ tuổi nào, bất cứ cơ hội mới nào cũng có thể đáng sợ và nhiều rủi ro. Nhưng có lẽ tôi sẽ nói với mình ở tuổi đó rằng mọi thứ chỉ trở nên tệ hơn khi bạn lớn tuổi hơn và bắt đầu gánh thêm trách nhiệm.”

“Nếu bạn muốn thử công việc đầy rủi ro nào đó, nếu bạn muốn học điều gì mới, nếu bạn muốn liều mình và thử thành lập một công ty – hãy làm điều đó ngay bây giờ”.

Định hướng nghề nghiệp từ Ian Callum – nhà thiết kế xe hơi hàng đầu thế giới: Hãy làm việc chăm chỉ hơn người khác 10%

Tuổi 22 định hướng nghề nghiệp

“Hãy đi xa hơn những người khác” Callum, Giám đốc thiết kế tại Jaguar và là tác giả của nhiều thiết kế xe hơi nổi tiểng của VW, Ford,… chia sẻ trên Linkedin “Một điều mà tôi nhận ra trong những bước đầu của sự nghiệp đó là: nỗ lực và làm việc hơn người khác 10% và 10% này sẽ tạo ra sự khác biệt 100%”

Và nếu sự nỗ lực này của bạn chưa tạo ra được kết quả, hãy tin rằng nó sẽ tốt lên và đem lại hiệu quả “Khi tôi mới bắt đầu công việc, tôi đã luôn nhủ với mình là: Đừng lo lắng, chỉ trong vòng 4 hoặc 5 năm, khoảng thời gian dường như có vẻ dài nhưng không dài một chút nào, bạn sẽ hoàn toàn ở một vị trí khác. Hãy tin tôi. Đấy là điều rất quan trọng mà chúng ta nên biết ở tuổi 22, nỗ lực hơn người khác 10% và tạo ra sự khác biệt 100%”

Colin Shaw, giám đốc điều hành tại Beyond Philosophy

Định hướng nghề nghiệp cho người độ tuổi 22

“Ở tuổi 22, tôi ghét cay ghét đắng khi ai đó định hướng nghề nghiệp với mình rằng: “Bạn cần thêm kinh nghiệm cho công việc này”, Shaw viết.

“Thế nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng họ đúng … Tôi cần thêm kinh nghiệm để có quyết định đúng đắn”.

Shaw chỉ ra một số điều mà ông sẽ nói với mình thời trẻ:

“Bằng cấp là điều tốt, nhưng nó không đảm bảo thành công. Tôi đã gặp nhiều người tin rằng có đầy đủ bằng cấp là chắc chắn ai cũng phải tạo cơ hội cho họ. Nhưng thực tế không phải vậy. Nhiều người thông minh thất bại vì họ không nỗ lực. Theo kinh nghiệm của tôi, các chủ lao động muốn những người giỏi làm, không phải giỏi nói,” ông viết.

“Một trong những khả năng trọng yếu là áp dụng kiến thức của bạn để thực thị nhiệm vụ”.

“Không một ai thông minh hơn tất cả mọi người. Ban đầu, tôi nghĩ rằng việc của mình là biết tất cả mọi thứ và ra quyết định,” Shaw viết.

“Tôi dần nhận ra rằng công việc của mình là động viên mọi người, xây dựng một môi trường làm việc và cho họ khoảng trống để làm việc của mình.”

“Việc tuyển người thông minh hơn bạn là rất quan trọng vì họ sẽ làm cho đội ngũ của bạn mạnh hơn và công ty của bạn tốt hơn.”

“Chúng ta đều học từ nhau, và chúng ta mang những thế mạnh khác nhau vào cuộc. Khi đặt tất cả những thứ đó cạnh nhau, chúng ta có thể đạt được nhiều hơn nữa”.

Kết: 22 tuổi là năm bạn nhận ra rằng mình còn 3 năm nữa để đạt mốc 25, mốc mà phần lớn chúng ta có những mục đích to tát để thực hiện. Mình muốn đi bao nhiêu nước trước năm 25 tuổi, muốn nói bao nhiêu thứ tiếng trước năm 25 tuổi, muốn để dành được bao nhiêu tiền trước năm 25 tuổi. 22 tuổi, bạn nhìn vào những mục tiêu đó và thở phào: “Mình vẫn còn những 3 năm để thực hiện nó cơ mà.”.  Đừng lạc trôi, lãng phí tuổi trẻ. Đừng để tuổi 22 bay qua. Đừng để khi nhìn lại tuổi 22 thì chúng ta phải nói câu “Giá như…” nhiều hơn là “Những năm tháng đó thật tuyệt vời!”

——————–

Nếu bạn vẫn “bâng khuâng” trên con đường định hướng sự nghiệp và giải mã lợi thế cạnh tranh của bản thân, bộ đôi khóa học Foundation to International Career và Kickstart to MNCs của Impactus giúp bạn có sự chuẩn bị không thể kỹ càng hơn từ kỹ năng viết CV, phỏng vấn thi tuyển đến nhận tư vấn nghề nghiệp từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trước các kỳ tuyển dụng và ôn luyện cho các kỳ thi tuyển dụng từ các tập đoàn lớn như Unilever:
Tham khảo ngay TẠI ĐÂY

[MIỄN PHÍ] HỌC THỬ BUSINESS ENGLISH VÀ

NHẬN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP TẠI IMPACTUS

TRỊ GIÁ 1 TRIỆU ĐỒNG (chỉ áp dụng khu vực Hà Nội)

 

 


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *