3 CHIẾN LƯỢC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HIỆU QUẢ

3 chiến lược xác định mục tiêu hiệu quả cho mọi lĩnh vực

Mục tiêu là điều cần thiết cho mỗi cá nhân, và nó được coi là động lực giúp bạn thay đổi mỗi ngày. Nhưng không phải ai cũng biết cách xác định mục tiêu cụ thể.

Nhưng bạn luôn băn khoăn liệu mục tiêu của mình có dễ dàng đạt được? Liệu mình có bỏ cuộc giữa chừng vì có quá nhiều thứ phải lo? Hay đơn giản mình quên mất mình đã từng có mục tiêu đó?

3 chiến lược xác định mục tiêu hiệu quả cho mọi lĩnh vực

Đừng để những yếu tố này làm cản trở mục tiêu của bạn. Hãy để Impactus giúp bạn bằng 3 chiến lược xác định mục tiêu phổ biến nhé.

1. Sẵn sàng loại bỏ mục tiêu của bạn

Sẵn sàng loại bỏ mục tiêu của bạn

Bạn có bao giờ nghe đến cụm từ: “goal competition” (cạnh tranh mục tiêu) mà các nhà tâm lý học thường nhắc đến hay chưa?

Nó là những mục tiêu bạn đặt ra nhưng cũng chính nó là rào cản khiến bạn không thực hiện được mục tiêu. Nói cách khác, các mục tiêu của bạn đang cạnh tranh với nhau về thời gian và sự chú ý của bạn. Bất cứ khi nào bạn theo đuổi một mục tiêu mới, bạn phải lấy sự tập trung và năng lượng từ những đam mê khác của bạn.

Một trong những cách nhanh nhất để đạt được tiến bộ cho mục tiêu của bạn là chỉ cần tạm dừng vào những điều ít quan trọng hơn và tập trung vào một mục tiêu tại một thời điểm cụ thể. Đôi khi chỉ đơn giản bạn nhận ra điều gì cần phải ưu tiên trước và chắc chắn điều đó sẽ giúp bạn sớm đạt hiệu quả vì giờ bạn đã dốc “toàn tâm toàn lực” vào nó.

Thông thường, khi bạn thất bại với mục tiêu của bạn, bạn thường nghĩ mục tiêu của mình là không phù hợp hoặc cách tiếp cận của mình sai. Nhưng thật sự bạn không cần một mục tiêu to lớn nào cả, thứ bạn cần là tập trung hơn. Bạn cần phải chọn một thứ duy nhất, và phải bỏ lại mọi thứ khác ở phía sau.

Hãy chọn một ước mơ đủ lớn và nó sẽ là động lực cho bạn, nhưng cũng phải biết “loại bỏ” dần những thứ ước mơ nhỏ khác cản bước chân của bạn.

2. Sắp xếp mục tiêu của bạn

Sắp xếp mục tiêu của bạn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có khả năng bám sát mục tiêu của mình gấp 2 đến 3 lần nếu bạn lập một kế hoạch cụ thể về thời gian (When), địa điểm (Where) và cách bạn sẽ thực hiện hành vi (How).

Các nhà tâm lý học gọi nó là “implementation intentions” (ý định thực hiện) bởi khi bạn viết chúng ra theo When-Where-How, có nghĩa là bạn đã có kế hoạch cho việc làm này. Để hình thành cách sắp xếp thói quen, bạn chỉ cần đơn giản ghi nó ra, ví dụ như: Sau/Trước [Thói quen hiện tại], tôi sẽ [Thói quen mới]

Cụ thể hơn nhé:

  • Thiền: Sau khi tôi pha cà phê buổi sáng, tôi sẽ thiền trong một phút.
  • Tập thể dục: Trước khi tôi tắm buổi sáng, tôi sẽ tập 10 phút.

Sắp xếp thói quen là một hoạt động tốt bởi bạn không chỉ tạo ra một kế hoạch cụ thể về thời gian và nơi bạn sẽ thực hiện, mà còn liên kết các mục tiêu mới với những gì bạn đang làm mỗi ngày. Dần dần điều này sẽ thay đổi thói quen của bạn theo một cách tích cực hơn đó!

3. Đặt giới hạn ‘trên’ cho mục tiêu của bạn

Đặt giới hạn ‘trên’ cho mục tiêu của bạn

Bất cứ khi nào bạn đặt mục tiêu, bạn luôn tập trung vào giới hạn ‘dưới’. Hiểu đơn giản là bạn luôn nghĩ về ngưỡng tối thiểu mà bạn muốn đạt được. Nhưng hãy thay đổi nó đi:

  • Bạn thường nói: “Tôi muốn học ít nhất 15 từ mới tiếng Anh mỗi tuần”
  • Thì giờ hãy thay đổi thành: “ Tôi muốn học ít nhất 15 từ mới tiếng Anh mỗi tuần, nhưng không quá 20 từ”

Tại sao bạn cần phải đặt giới hạn ‘trên’ (Upper Bound). Đơn giản vì lúc nào bạn cũng muốn dùng hết sức nỗ lực của mình để đạt được tiến bộ, nhưng nhiều khi nó sẽ quá nhiều và rất dễ khiến bạn bỏ cuộc. Giới hạn này giúp bạn dễ dàng duy trì tiến trình của mình một cách bền vững và lâu dài nhất.

Đặc biệt điều này rất quan trọng và được coi là yếu tố quyết định trong những ngày đầu bạn có mục tiêu. Trong mọi công việc, việc duy trì mục tiêu này sẽ quan trọng hơn nhiều việc thành công bạn sẽ đạt được, vậy nên đừng bỏ qua yếu tố này nhé!


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *