phỏng-vấn-tiếng-anh-xuất-nhập-khẩu

[TRỌN BỘ] PHỎNG VẤN TIẾNG ANH XUẤT NHẬP KHẨU – CÂU HỎI HAY GẶP VÀ CÁCH TRẢ LỜI HIỆU QUẢ

Contents

[TRỌN BỘ] PHỎNG VẤN TIẾNG ANH XUẤT NHẬP KHẨU – CÂU HỎI HAY GẶP VÀ CÁCH TRẢ LỜI HIỆU QUẢ

Bạn đang muốn ứng tuyển ngành xuất nhập khẩu? Bạn muốn làm việc tại công ty nước ngoài với mức lương cao? Nhưng bạn không biết phải trả lời phỏng vấn tiếng Anh ngành xuất nhập khẩu thế nào cho chuyên nghiệp? Vậy thì bài viết này dành cho bạn! Trong bài viết dưới đây, Impactus xin gửi đến bạn trọn bộ câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh tiếp viên hàng không kèm câu trả lời chuyên nghiệp nhất. Giờ hãy cùng bắt đầu nhé!

1. Xuất nhập khẩu là gì? Xuất nhập khẩu Tiếng Anh là gì? 

Xuất nhập khẩu, hay tiếng anh: Import-export, là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Hiểu một cách đơn giản, xuất nhập khẩu là cầu nối giao thương giữa các quốc gia với nhau. Đây cũng là nền tảng giúp thương mại nước nhà phát triển và vươn xa hơn nữa. 

Vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu hiện nay được đánh giá có mức thu nhập cao hơn so với các ngành khác. Chính vì vậy, ngành xuất nhập khẩu ngày một đòi hỏi cao hơn khi tuyển dụng nhân viên. Một trong những yêu cầu bắt buộc và cấp thiết mà ứng viên ngành xuất nhập khẩu cần có là tiếng Anh. Dù bạn ứng tuyển ở vị trí nào trong lĩnh vực này thì đều phải vượt qua vòng phỏng vấn bằng tiếng anh. Và việc trang bị các kinh nghiệm phỏng vấn tiếng anh ngành xuất nhập khẩu là điều cần thiết để có cơ hội bước chân vào công việc mơ ước.

KIỂM TRA TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY 

2. Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở một nhân viên xuất nhập khẩu?

Nhìn chung, điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên xuất nhập khẩu là một người có thể đáp ứng điều kiện:

  • Nắm vững quy trình xuất-nhập khẩu và có kinh nghiệm làm chứng từ cũng như soạn thảo các loại văn bản, hợp đồng giao dịch; hiểu biết về hàng hóa và thị trường…
  • Cần trang bị một số kỹ năng như kỹ năng đàm phán/thuyết phục (Negotiation/persuasion skills), kỹ năng giao tiếp (communication skills), kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả (work organization), kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
  • Phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…
  • Đặc biệt là có khả năng ngoại ngữ và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học.

tiếng-anh-phỏng-vấn-xin-việc-xuất-nhập-khẩu

[MIỄN PHÍ] NHẬN TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU

3. Một số từ vựng hỗ trợ trả lời câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xuất nhập khẩu

Để có thể chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tiếng anh xuất nhập khẩu tốt nhất. Bạn cần phải nắm được một số từ và cụm từ liên quan tới ngành này cũng như vị trí bạn muốn ứng tuyển. Từ đó ứng dụng để nêu bật những thế mạnh và ưu điểm của bản thân, tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Tiếng AnhPhiên âmTiếng Việt
Exporterɛksˈpɔːtəngười xuất khẩu
Exportˈɛkspɔːt xuất khẩu
Importˈɪmpɔːtnhậpkhẩu
Importerɪmˈpɔːtəngười nhập khẩu
Sole Agentsəʊlˈeɪʤəntđại lý độc quyền
Customerˈkʌstəməkhách hàng
Consumer/ End userkənˈsjuːmə //  ɛndˈjuːzəngười tiêu dùng cuối cùng
Brokerageˈbrəʊkərɪʤhoạt động trung gian
Consumptionkənˈsʌm(p)ʃəntiêu thụ
Exclusive distributorɪksˈkluːsɪvdɪsˈtrɪbjʊtənhà phân phối độc quyền
Manufacturerˌmænjʊˈfækʧərənhà sản xuất 
Suppliersəˈplaɪənhà cung cấp
Producerprəˈdjuːsənhà sản xuất
Traderˈtreɪdətrung gian thương mại
OEM: original equipment manufacturerəˈrɪʤənlɪˈkwɪpməntˌmænjʊˈfækʧərənhà sản xuất thiết bị gốc
ODM: original designs manufacturerəˈrɪʤənldɪˈzaɪnzˌmænjʊˈfækʧərənhà thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng
Entrusted export/importɪnˈtrʌstɪdˈɛkspɔːt / ˈɪmpɔːtxuất nhập khẩu ủy thác
Commission based agentkəˈmɪʃənbeɪstˈeɪʤəntđại lý trung gian (thu hoa hồng)
Export-import processˈɛkspɔːt-ˈɪmpɔːtˈprəʊsɛsquy trình xuất nhập khẩu
Export-import proceduresˈɛkspɔːt-ˈɪmpɔːtprəˈsiːʤəzthủ tục xuất nhập khẩu
Export/import policyˈɛkspɔːt/ˈɪmpɔːtˈpɒlɪsichính sách xuất/nhập khẩu (3 mức)
Processingˈprəʊsɛsɪŋhoạt động gia công
Export/import licenseˈɛkspɔːt/ˈɪmpɔːtˈlaɪsənsgiấy phép xuất/nhập khẩu
Tax(tariff/duty)tæksthuế
GST: goods and service taxgʊdzændˈsɜːvɪstæksthuế giá trị gia tăng (bên nước ngoài)
VAT: value added taxˈvæljuːˈædɪdtæksthuế giá trị gia tăng
Customs ˈkʌstəmz hải quan
Departmentdɪˈpɑːtməntcục

 

Đừng bỏ lỡ: 750+ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Logistics 

4. Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xuất nhập khẩu thường gặp và gợi ý trả lời

Dù bạn phỏng vấn ở vị trí nào, cũng sẽ có những câu hỏi thường gặp như giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu,.. Bạn hãy chuẩn bị trước những câu hỏi này. (Tham khảo 4 bước trong cấu trúc phỏng vấn chinh phục nhà tuyển dụng )

Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn tiếng Anh xuất nhập khẩu nói riêng. Bạn cần lưu ý các câu hỏi và cách trả lời như sau:

  • Why are you interested in this import-export job? ( Vì sao bạn chọn công việc Nhân viên xuất nhập khẩu?)

Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi tham gia phỏng vấn nhân viên xuất nhập khẩu. 

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành xuất nhập khẩu. Từ đó đưa ra lý do cụ thể khiến bạn tin tưởng đây là nghề nghiệp hoàn hảo dành cho mình. 

Tuy nhiên để hoàn toàn thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải giải thích bạn có yếu tố gì khiến bạn tin rằng mình phù hợp với công việc này. Ví dụ như sự phù hợp về mặt tính cách hoặc phù hợp về kinh nghiệm làm việc.

Gợi ý

After carefully reviewing the industry, I believe the import-export staff job would be my perfect match in terms of both expertise and personality. First, my major in university was International trade, as mentioned in my application document. This major gave me a certain knowledge about how foreign trade works. Therefore, I am familiar with documents, policies, and procedures in working with foreign suppliers and international clients as well as other parties in the import and export process.

Second, I am a detail-oriented person who loves to follow processes. Also, I like to negotiate with people. Therefore, the import and export staff jobs would be the best chance for me to utilize my capacity.

(Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành, tôi tin rằng công việc Nhân viên xuất nhập khẩu là lựa chọn nghề nghiệp thích hợp nhất với tôi về cả chuyên môn lẫn tính cách. Về mặt chuyên môn, chuyên ngành của tôi ở đại học là Thương mại quốc tế, như đã trình bày trong CV ứng tuyển gửi đến Quý công ty. Chuyên ngành này giúp tôi có một nền tảng kiến thức nhất định về hệ thống giao thương quốc tế. Do đó tôi có thể dễ dàng hiểu rõ quy định và quy trình làm việc với nhà cung cấp, khách hàng cũng như các cơ quan trong quy trình xuất nhập khẩu.

Về mặt tính cách, tôi là người tỉ mỉ và thích thương lượng với người khác. Do đó công việc yêu cầu khả năng làm việc chặt chẽ theo quy trình và khả năng thương thảo với đối tác, khách hàng như Nhân viên xuất nhập khẩu sẽ là vị trí phù hợp với tôi.)

 

  • In your opinion, what is the most important step in the import and export process? (theo bạn, bước quan trọng nhất trong quy trình xuất nhập khẩu là gì?)

Đứng dưới góc nhìn nhà tuyển dụng, mục đích của câu hỏi là muốn đánh giá hiểu biết cùng khả năng nhận định vấn đề của bạn về ngành Xuất Nhập Khẩu. 

Gợi ý

In the import and export process, the most important step is ensuring price, product quality, payment terms, delivery terms and guarantee terms are aligned between two parties in order to comprise the contract. This is the fundamental step for further processing.

(Trong quy trình xuất nhập khẩu, bước quan trọng nhất là việc hai bên cùng thỏa thuận các điều khoản về giá cả, chất lượng hàng hóa, điều khoản thanh toán, vận chuyển, bảo hành để cấu thành lên hợp đồng thương mại. Khi đạt được thỏa thuận giữa hai bên thì mới thực hiện những bước tiếp theo.)

  • Our field is always changing. As such, what have you done with regards to personal development when it comes to an import export coordinator position in the last 12 months? (Lĩnh vực này luôn luôn thay đổi. Vậy, bạn đã làm gì để phát triển bản thân khi đảm nhận vị trí phối hợp xuất nhập khẩu trong 12 tháng qua?

Đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng tự học hỏi về mặt cá nhân và chuyên môn. Hãy nhớ rằng, một trong những điều quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm là một ứng viên cầu tiến, có động lực và mục tiêu. 

Đề cập đến những tiến bộ, và thành tựu của bạn liên quan đến công việc. Phần này rất quan trọng vì nó thể hiện bạn có thực sự làm những việc bạn đã nói để chinh phục mục tiêu bản thân đặt ra không? Hay bạn chỉ nói cho có. 

Ngoài ra cũng đừng ngại liệt kê các sở thích hoặc các hoạt động bạn đã tham gia. Một lần nữa, điều này cho nhà tuyển dụng của bạn thấy bạn là người nhanh nhạy, ham học hỏi. Đây cũng chính là điểm cộng vô cùng lớn mà họ đang tìm kiếm. 

Cuối cùng, bạn nên để lại cho người phỏng vấn ấn tượng rằng bạn là người có động lực, tự chủ và quản lý thời gian hiệu quả.

Gợi ý

That is a really great question. While I haven’t had the opportunity to develop within this particular role per se, I have actually become very involved in my local food bank this year. This has taught me a great deal about community, teamwork, and taking initiative.

I took it upon myself to enroll in a summer business admin course at the local community college. Through this, I picked up some really great knowledge on communication and teamwork, as well as further develop overall managerial skills. Though it may not be directly applicable to this particular job, I believe the overall experience I gained could be a real asset here.

(Đó thực sự là một câu hỏi hay. Mặc dù tôi chưa có cơ hội phát triển trong vai trò cụ thể này, nhưng tôi đã thực sự tham gia rất nhiều vào ngân hàng thực phẩm địa phương trong năm vừa qua. Điều này đã dạy cho tôi rất nhiều điều về cộng đồng, tinh thần đồng đội và sự chủ động.

Ngoài ra, tôi đã tự mình đăng ký tham gia một khóa học quản trị kinh doanh mùa hè tại trường cao đẳng cộng đồng địa phương. Thông qua đó, tôi đã thu thập được một số kiến ​​thức thực sự tuyệt vời về giao tiếp và làm việc theo nhóm, cũng như phát triển hơn nữa các kỹ năng quản lý tổng thể. Mặc dù nó có thể không áp dụng trực tiếp cho công việc cụ thể này, nhưng tôi tin rằng kinh nghiệm tổng thể mà tôi thu được có thể hỗ trợ cho tôi rất nhiều với công việc ở đây.)

Không thể bỏ lỡ:

  • How would you choose a supplier? (Làm thế nào để lựa chọn nhà cung cấp uy tín và mua hàng với giá cả hợp lý nhất? )

Trong câu hỏi này, điều nhà tuyển dụng tìm kiếm trong câu trả lời của ứng viên là:

  • Khả năng đưa ra quyết định (Decision Making) của bạn dựa trên kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn về xuất nhập khẩu
  • Khả năng phán đoán cùng xử lý công việc tốt ở một ứng viên xuất nhập khẩu 

Gợi ý

I evaluate a supplier based on 

(1) capacity to handle the company’s requirements

(2) resources such as staff, equipment, storage, and available materials 

(3) commitment to high-quality standards 

(4) how much they can control their process 

(5) financial health 

(6) service attitude, etc. 

I also check their reputation in the industry by referring to other customers’ reviews. After having a list of reliable suppliers, I compare their prices, promotions, support services, etc. Then, I do further negotiation to get the best offer.

(Để lựa chọn nhà cung ứng uy tín phù hợp, tôi sẽ dựa vào những tiêu chí như: 

  • Khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu công ty
  • Nguồn lực sẵn có bao gồm nhân viên, máy móc, kho bãi 
  • Nguyên liệu sẵn có cam kết về tiêu chuẩn chất lượng dựa trên các chứng nhận
  • Khả năng quản lý, kiểm soát quy trình
  • Khả năng tài chính
  • Các dịch vụ khác, v.v. 

Đồng thời, tôi cũng tham khảo đánh giá chất lượng hàng hóa phục vụ của nhà cung cấp từ các khách hàng khác. Sau khi có được danh sách các nhà cung ứng uy tín, tôi so sánh giá thành sản phẩm, các dịch vụ đi kèm hậu mãi, chính sách ưu đãi,… giữa các bên. Sau đó tiến hành đàm phán với họ để có giá tốt nhất.)

 

  • How to ensure the accuracy of import and export documents? (Làm thế nào để đảm bảo tính chính xác của chứng từ xuất nhập khẩu?)

Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu kỹ năng nghiệp vụ của bạn ở vị trí Nhân viên xuất nhập khẩu.

Gợi ý

“First, I will do research on required documents and their relevant ones, including what are their purposes of use and which are important information. As soon as I receive soft copies of these documents, I will check their validity and the accuracy of information. If there are any confusing points, I will work with the suppliers/clients to clarify them and edit the documents right away if needed.

After checking information on every document, I crosscheck data among them in order to ensure their consistency and accuracy. For example, I will check item name, item description, unit price, item quantity on invoice and contract, as well as number of packages and gross weight on B/L and P/L, etc.”

(Đầu tiên, tôi sẽ tìm hiểu rõ về các chứng từ cần thiết và các chứng từ liên quan, bao gồm mục đích sử dụng của chúng và các nội dung quan trọng trên chứng từ cần phải lưu ý. Ngay từ lúc có file mềm của chứng từ, tôi sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và tính hợp lý của thông tin. Nếu thấy chỗ nào chưa hợp lý thì tôi sẽ làm việc với nhà cung ứng/khách hàng để giải thích rõ, hoặc nếu cần, thì bổ sung chỉnh sửa ngay.

Sau khi đã kiểm tra thông tin và số liệu trên từng chứng từ, tôi sẽ đối chiếu chéo số liệu giữa các chứng từ để đảm bảo tính thống nhất và chính xác, ví dụ như tên hàng, mô tả, đơn giá, lượng hàng trên hóa đơn và hợp đồng, cũng như số kiện và tổng trọng lượng hàng trên B/L và P/L,…)

Đừng bỏ qua:  9 kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh để khắc phục 10 sai lầm 75% ứng viên mắc phải 

Impactus đã giúp bạn tìm hiểu các kinh nghiệm và bộ câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh xuất nhập khẩu chuyên nghiệp. Impactus sẽ còn chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm khác giúp bạn tự tin bứt phá công việc. Đừng bỏ lỡ nhé!

[MIỄN PHÍ] TƯ VẤN LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH BUSINESS

Viết email, báo cáo, thuyết trình, đàm phán bằng tiếng Anh chuyên nghiệp

 

 

 


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *