Tester là gì? Phỏng vấn tiếng Anh tester thì thường sẽ hỏi những gì?

I. Tester là gì?

Tester là nghề kiểm định và thử nghiệm phần mềm, bao gồm các hoạt động xem kết quả thực tế có khớp với kết quả mong đợi không không, đảm bảo hệ thống phần mềm không lỗi.

Công việc này liên quan đến thực hiện thử nghiệm các loại phần mềm hoặc thành phần các hệ thống để đánh giá những thuộc tính cần quan tâm.

Tester có thể xác định được lỗi, các lỗ hổng hay yêu cầu trái với thực tế. Công việc này có thể thực hiện bằng tay hoặc sử dụng những công cụ hỗ trợ tự động.

Một nhân viên Tester thường sẽ thực hiện các quy trình về việc kiểm tra chất lượng trên các phần mềm. Những người này đều rất giỏi về kiến thức chuyên ngành cũng như thành thạo về mặt kỹ thuật.

II. Một số lưu ý và các loại câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh Tester

Mỗi công ty sẽ có những dạng câu hỏi khác nhau và áp dụng cho tùy từng đối tượng.

Ví dụ ở FPT: nếu bạn là junior thì bạn cần làm bài test tiếng Anh, IQ, GMAT trước, sau khi pass bạn mới được phỏng vấn. Phỏng vấn ở Fpt hơi thiên về quy trình và cách phỏng vấn khá stress. Nếu bạn đã là senior (tức là đã có nhiều năm kinh nghiệm) thì bạn có thể được phỏng vấn luôn mà không cần làm bài test đầu vào.

Ở các công ty nước ngoài khác: họ có thể phỏng vấn qua điện thoại trước, bạn sẽ có cảm tưởng như là một cuộc điện thoại thông thường từ phòng nhân sự chỉ để hỏi lại thông tin cá nhân. Nhưng đây là một cuộc phỏng vấn thực sự. Nó sẽ phản ánh cách bạn giao tiếp qua điện thoại, độ trung thực của bạn với các thông tin trong CV. Sau đó bạn có thể đến làm bài test IQ, chuyên môn….Sau khi pass bạn sẽ vào vòng phỏng vấn Kỹ thuật thường có sự tham gia của Team Leader. Nếu chuyên môn của bạn đáp ứng được công việc thì bạn sẽ vào vòng phỏng vấn cuối cùng. Đây là vòng phỏng vấn với CEO hay giám đốc, lúc này các câu hỏi sẽ không đi sâu vào technique nữa mà chỉ để xem xét mức độ phù hợp của bạn với công ty và công việc. Có nhiều công ty sẽ gộp 2 cuộc phỏng vấn: Kỹ thuật và phỏng vấn cuối với CEO vào làm một.

Nhưng nhìn chung thì các câu hỏi phỏng vấn tester sẽ chia làm 7 loại như sau:

1. Các câu hỏi về thông tin cá nhân

– Tell me about yourself (Bạn hãy tự giới thiệu về mình)

– What do you like to do in your free time? (Bạn thích làm gì vào lúc rảnh?)

– Why didn’t you decide to be a developer before but chose to be a tester? (Tại sao ngày trước bạn không quyết định làm developer mà chọn làm tester?)

– What subject did you do best at school? Did you learn programming languages while in school? (Ở trường bạn học khá nhất môn nào? Bạn có học các ngôn ngữ lập trình khi ở trường không?)

– Are you planning to get married? (Bạn có dự định kết hôn chưa?)

– What are your strengths/weaknesses? (Bạn tự nhận xét mình có những ưu điểm/khuyết điểm gì?)

– Why did person A recommend you this job? (Tại sao người A lại giới thiệu cho bạn công việc này?)

2. Các câu hỏi về công ty và công việc đã làm

– What standards does your company work according to? (CMMI, ISO…) What is CMMI/ISO? (Công ty của bạn làm việc theo chuẩn nào? (CMMI, ISO…) CMMI/ISO là gì vậy?)

– What is the working process at your current company? (Quy trình làm việc ở công ty hiện tại của bạn như thế nào?)

– Can you tell us about your roles and responsibilities in the projects you have done? (Bạn hãy kể về vai trò và trách nhiệm của bạn trong các dự án đã làm?)

– What do your colleagues think about you? (Đồng nghiệp nhận xét thế nào về bạn?)

3. Các câu hỏi chuyên môn

– What is the difference between Tester, SQA and PQA? (Tester, SQA và PQA khác nhau như thế nào?)

– What are the software development models? (Các mô hình phát triển phần mềm?)

– From what stage should testers join the project? (Tester nên tham gia vào dự án từ giai đoạn nào?)

– What are test cases/test plans? (Thế nào là test cases/test plan?)

– To write test cases/test plans, what is the input document? (Để viết test cases/test plan thì tài liệu input là gì?)

– What is blackbox test/white box test? (Blackbox test/white box test là gì?)

– What kind of test tools do you know? (Bạn biết những loại test tool nào?)

4. Các câu hỏi xử lý tình huống trong công việc

– If working on a project with a very impatient developer, how do you reconcile the work with them? (Nếu làm chung dự án với developer rất nóng nảy, bạn làm thế nào để dung hòa công việc với họ?)

– What do you do as soon as you see a software error? (Bạn làm gì ngay khi nhìn thấy lỗi phần mềm?)

– If you find the software has errors that cannot be recreated, what will you do? (Nếu bạn thấy phần mềm có lỗi mà không thể nào tạo lại được thì bạn sẽ làm gì?)

– What do you do when the developer insists that the error you found does not occur on their machine? (Bạn làm gì khi developer khẳng định lỗi bạn tìm ra không hề xảy ra trên máy của họ?)

– How would you explain to your boss if, after the software you tested was released, the customer found some bugs? (Bạn giải thích sao với sếp nếu sau khi phần mềm bạn test đã release mà khách hàng lại tìm thấy một số lỗi?)

5. Các câu hỏi về lý do chuyển việc và trắc nghiệm tư cách ứng viên

– How do you feel about working in your current company? (Bạn thấy công việc ở công ty hiện tại như thế nào?)

– Does your boss treat you well? If NO then why? And if YES, why did you leave your boss to find another job? (Sếp có đối xử với bạn tốt không? Nếu KHÔNG thì tại sao? Mà nếu CÓ thì tại sao bạn lại rời bỏ sếp mình để đi tìm việc khác?)

– How do you rate your boss? (Bạn nhận xét về sếp của mình như thế nào?)

– What are you dissatisfied with in your current company? (Bạn có điểm gì không hài lòng ở công ty hiện tại?)

– If there was one thing that would change to hold you back in the work you are doing, what would it be? (Nếu có điều gì đó thay đổi để níu bạn lại công việc bạn đang làm thì đó là điều gì?)

– Do you think money is important? (Theo bạn tiền có quan trọng không?)

6. Các câu hỏi khảo sát sự yêu thích của bạn tới công ty bạn đang ứng tuyển

– What do you know about the company you are applying for? (Bạn biết gì về công ty bạn đang ứng tuyển?)

– Why did you choose this company over another? (Tại sao bạn lại chọn công ty này mà không phải công ty khác?)

– Do you have questions about the job and the company? (Bạn có câu hỏi gì về công việc và công ty không?)

– If the job here is not as interesting as you think later or you feel there is nothing left to learn, would you change jobs? (Nếu sau này công việc ở đây không thú vị như bạn nghĩ hoặc bạn cảm thấy không còn điều gì để học hỏi thì bạn có chuyển việc không?)

– How long do you plan to work if you are hired? (Nếu trúng tuyển bạn định làm bao lâu?)

7. Câu hỏi về nguyện vọng

– What salary do you expect? (Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?)

– What do you want to learn more in the future? (Bạn có mong muốn học tập thêm điều gì trong tương lai không?)

– What do you expect yourself to be in 3-5 years? (Bạn mong mình như thế nào sau 3-5 năm nữa?)

Tham khảo thêm kinh nghiệm phỏng vấn tiếng Anh ngành IT cực chi tiết

III. Bộ từng vựng hữu ích cho buổi phỏng vấn tester bằng tiếng Anh

​​1 – Scrolling down / Scrolling up: động từ chỉ hạnh động dùng chuột giữa để di chuyển (lăn) trang web lên và xuống.

Example: Go to the TOP screen, scroll down and check contact information.

2 – Click on + Something: Nhấp vào.

Example: Click on the “Booking” button to submit the booking request.

3 – Mouse hover + on: rê chuột vào (nhưng không click).

Example: At the Main Menu, mouse hover on the “Booking” button and check the color.

4 – Leave the field blank/ empty: bỏ trống / không nhập gì vào trường nào đó.

Example: At Contact form, leave all fields blank and click on the Submit button.

5 – Verify the validation message: xác minh thông báo xác thực.

Example: At Contact form, leave all fields blank and click on the Submit button. Verify the validation message component.

6 – Missing / Lacking of: Thiếu sót.

Example: Missing (lacking) the phone number at Contact information.

7 – Are/is inconsistent: không giống nhau, không đồng nhất.

Example: Option dropdown color is inconsistent.

8 – Breaking / Broken: vỡ, bung (thường dùng cho layout)

Example: The Homepage layout is breaking.

9 – Overlapping / overlaps: chồng chéo, nằm chồng lên nhau.

Example: The text overlaps the buttons on the Contact form.

10 – Misalignment / Misaligned: không thẳng hàng.

Example: The phone number at the footer is misaligned/misaligned of the “Share” and “Email” buttons.

11 – Correspondingly: một cách tương ứng (trạng từ).

Example: The main screen is displayed correspondingly.

12 – Misspelling / Spelling mistake / Typographical error (TYPO): lỗi đánh máy, lỗi chính tả.

Example: Misspelling at Contact information / Typo at Contact information / Spelling mistake at Contact information.

13 – UI: user interface (giao diện người dùng)

Example: Check the UI of login form.

14 – Drag and drop: kéo thả.

Example: Drag and drop your photo into the uploading area.

15 – Redundancy / redundant: dư thừa, không cần thiết, thừa thãi.

Example: The redundant label should be removed / Data redundancy is the existence of data.

16 – Redirect / Move to + địa điểm: di chuyển đến nơi nào đó.

Example: The website is redirecting/moving to the incorrect page.

17 – Duplicated: bị trùng, bị lặp đã có.

Example: “Show more” button is duplicated.

18 – Scaling up / Scaling down: kéo giãn ra / kéo nhỏ lại.

Example: The banner does not scale up to fit the web layout

19 – Responsive: Độ phân giải màn hình. Đây là một từ chỉ một phương pháp design giao diện web để tương thích trên các thiết bị mobile.

Example: Check responsive Mypage screen: 800x1024px.

20 – Crash/Freeze: khi sử dụng thì ứng dụng bị chết trong khi đang thao tác.

Example: Touch “booking” button, the page is frozen. (quá khứ của freeze)

21 – Impact/Affect/Effect: Tác động (không tiêu cực)/Tác động (tiêu cực)/Hiệu ứng. Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa các khái niệm này. 

Example:

  • The temperature affects the battery.
  • A stress test was one significant effect of the system’s performance.
  • The constant impact of the two activities on each other eventually produced a crashing app.

22 – Prototype: bản mẫu/khuôn dạng được thiết kế giúp có cái nhìn tổng quan cho tester/developer/khách hàng.

Example: Hope you give me the prototype file soon.

23 – Forbidden: (hành động nào đó) bị cấm

Example: it is forbidden for anyone to enter this field.

24 – Vertically/Horizontally: Theo chiều dọc / chiều ngang

Example: Check the display of the default image Vertically/Horizontally.

25 – Enable/Disable: bật/tắt (diễn tả trạng thái của các button chỉ có 2 trạng thái ON/OFF)

Example: Setting “Get email automatically” ON –> Confirm: Button “Get email automatically” is enabled.

26 – Active/Inactive: Hoạt động/không hoạt động

Example: “Booking” button is inactive and unable to click it.

IV. Một số kinh nghiệm khi phỏng vấn tester

Ngoài chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn tester, bạn nên lưu ý một số lưu ý khác như sau: 

  • Chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết như hồ sơ xin việc, ảnh thẻ cá nhân
  • Trang phục lịch sự, đơn giản phù hợp với tính chất công việc
  • Chú ý tốc độ khi trả lời phỏng vấn không nên nói quá nhanh, không quá chậm. Đừng nên tỏ ra là “học thuộc lòng” câu trả lời mà nên hiểu bản chất và trả lời tự nhiên
  • Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, tránh dài dòng. Chính vì vậy bạn mới cần tham khảo những câu hỏi phỏng vấn phía trên để có trước một số idea cho câu trả lời của mình
  • Khi gặp những câu hỏi khó, đừng nên trả lời là không biết. Hãy bình tĩnh và có thể xin thêm ý kiến từ nhà tuyển dụng
  • Đừng chỉ để buổi phỏng vấn là cuộc nói chuyện đơn phương, hãy luyện cho mình kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn để có thêm cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng 

V. Chứng chỉ ISTQB cho tester 

ISTQB (International Software Testing Qualifications Board) là chứng chỉ được cung cấp bởi tổ chức ISTQB – một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp chứng chỉ thẩm định chất lượng của kiểm thử phần mềm có giá trị toàn cầu.

​​Nếu bạn là một người mới, hoặc đến từ một lĩnh vực khác và đang cố gắng để có được một sự nghiệp trong ngành IT, chứng chỉ sẽ giúp một nhà tuyển dụng không có bất kỳ thông số nào khác để đánh giá tầm cỡ kỹ thuật của một người mới học Tester, vì vậy chứng chỉ là một khởi đầu tốt.

Nếu bạn là một chuyên gia có kinh nghiệm và đang tìm kiếm một sự thay đổi công việc, một chứng chỉ sẽ tô điểm cho CV ( Hồ sơ xin việc) của bạn. Hơn nữa, cho dù kinh nghiệm của bạn có phong phú đến đâu, sẽ luôn có một số lĩnh vực mới mà bạn sẽ học được khi học lấy chứng chỉ. 

Việc sở hữu chứng chỉ ISTQB là bằng chứng công nhận kiến thức, kỹ năng kiểm thử của bạn trên toàn thế giới. Hiện nay, các công ty Việt Nam có rất nhiều công ty Outsourcing và các công ty này thường xuyên đấu thầu các dự án Quốc tế. Vì thế, Hồ sơ công ty tốt và Giá thầu tốt là 2 điều kiện quan trọng để thắng thầu. Và việc công ty có tỷ lệ nhân viên kiểm thử cao và có chứng chỉ ISTQB là thực sự cần thiết để có thể thắng thầu các dự án CNTT quốc tế.

VI. Top 20 công ty tuyển dụng tester 

  1. KMS Technology, Inc.
  2. FPT Software
  3. NashTech
  4. LogiGear Corporation
  5. Gameloft
  6. TMA Solutions
  7. Global CyberSoft JSC
  8. CSC Vietnam
  9. Lazada Group
  10. S3 Corp
  11. Luxoft
  12. Titan Technology Corporation
  13. Datalogic Vietnam
  14. Niteco Vietnam Company Limited
  15. Axon Active Vietnam Ltd.
  16. ASWIG Solutions Pty Ltd.
  17. VietSoftware International
  18. SutrixMedia (Sutrix Solutions)
  19. LARION Computing Ltd.
  20. YouNetCo
  21. Jabil Vietnam Co., ltd
  22. IMT Solutions

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *