chính tả tiếng Anh

TẠM BIỆT LỖI CHÍNH TẢ TIẾNG ANH VỚI NHỮNG QUY TẮC CỰC ĐƠN GIẢN

Khi học tiếng Anh, bên cạnh 2 kĩ năng nghe-nói, phần chính tả của ngôn ngữ này cũng luôn “làm khó” người Việt bởi hệ thống sắp xếp chữ khác nhau và có quá nhiều từ vựng “na ná” nhau. Có nhiều từ tiếng Anh mà ngay cả người dân bản ngữ cũng thấy bối rối trước thử thách đánh vần, hay viết chính tả một cách chuẩn xác. Tiếng Anh chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ tiếng, ngôn ngữ khác nhau, do đó sẽ có nhiều từ vựng khó nhớ đối với người học. Nếu bạn luôn gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy thử tham khảo 4 nguyên tắc chính tả tiếng Anh siêu dễ nhớ sau đây.

1. Sử dụng thuật ghi nhớ

Việc ghi nhớ thông tin là không dễ dàng, tuy nhiên sẽ khác nếu bạn biến thông tin ấy trở nên ấn tượng và có ý nghĩa. Thuật ghi nhớ biến thông tin đơn thuần thành những hình ảnh, giai điệu hay trong ngữ cảnh một câu văn.

  • Giai điệu bài hát khiến từ ngữ và thông tin trở nên dễ dàng nhớ hơn. Vi dụ, có một bài thơ về cách đánh vần được học sinh truyền tai như sau:

At the end of a word if you find silent e, Then throw it away, — for there it can’t be When an affix you add with a vowel commencing; Thus “rogue” will make “roguish,” and “fence” will make “fencing”; But if -able or -ous follow soft c or g, Then, “change” you make “changeable”, keeping the e. (Khi cuối từ xuất hiện chữ e là âm “câm” Và bạn muốn thêm hậu tố có bắt đầu là một nguyên âm Thì bạn hãy vứt nó đi, vì nó không thể ở chỗ đó Chẳng hạn như “rouge” trở thành “roguish” và “fence” trở thành “fencing” Không áp dụng nếu hậu tố “able” hoặc “ous” nằm cuối từ có âm nhẹ là “c” hay “g” Chẳng hạn như “change” trở thành “changeable”, bạn vẫn giữa chữ “e”) Bạn có thể tham khảo những bài thơ tương tự hoặc tự sáng tác nên. Trong tiếng Việt, bạn cũng từng nghe đến những bài thơ như: “O” tròn như quả trứng gà “Ô” thì đội nón, “ơ” thì thêm râu.

Sử dụng thuật ghi nhớ

“Acronym” – một từ được tạo bằng cách viết tắt các chữ cái đầu của một cụm từ cũng là một cách hay để học chính tả tiếng Anh. Bạn có thể sử dụng các từ viết tắt có sẵn để học cả cụm, chẳng hạn như “LOL” là viết tắt của “Laughing Out Loud” (cười lớn) hoặc tự tạo cho mình một cách viết tắt để nhớ từ. “Rhythm” là một từ khó viết đúng chính tả. Bạn có thể xem “RHYTHM” là viết tắt các chữ cái đầu của câu “”Rhythm Helps Your Two Hips Move.” (Nhịp điệu khiến hai hông của bạn lắc lư). Thuật ghi nhớ còn có thể được thể hiện bằng việc đặt câu. Chẳng hạn, nếu từ “island” khó đánh vần, bạn có thể đặt một câu như sau “An island is land surrounded by water” và từ đó ghi nhớ, “island” là kết hợp của từ “is” và “land”.

2. Học một vài quy tắc

Nguyên tắc 1: I before E, except after C

Nguyên tắc này được hiểu là: trong phần lớn các từ tiếng Anh, chữ I luôn đứng trước chữ E, trừ trường hợp hai chữ này cùng đứng sau chữ C. Hãy cùng xem các ví dụ để hiểu rõ thêm nhé. VD: – Can you give me a piece of paper? (Làm ơn đưa giúp tôi một tờ giấy!) – She doesn’t believe anything. (Cô ấy chẳng tin điều gì cả.) – Have you received my email yet? (Ông có nhận được email của tôi chưa?) – I saw a ghost on the ceiling last night. (Đêm qua tôi gặp ma trên trần nhà đó.) Tất nhiên nguyên tắc này vẫn có một số trường hợp ngoại lệ (như weight, neighbor….). Nếu cảm thấy không chắc chắn, bạn nên tham khảo các từ điển uy tín.

Nguyên tắc 2: 1-1-1 doubling up

Nếu một từ chỉ có 1 âm tiết và kết thúc bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm, bạn cần gấp đôi phụ âm khi thêm các hậu tố. Một vài hậu tố điển hình như: -ing, -ed, -er, -est. VD: – big –> bigger Alex decided to buy a bigger house after he got married last July. (Sau khi lấy vợ hồi tháng 7, Alex quyết định sẽ mua căn nhà to hơn.) – swim –> swimming My whole family enjoys swimming on Sundays. (Cả nhà tôi đều thích đi bơi ngày Chủ Nhật.)

Học một vài quy tắc

Nguyên tắc 3: Hậu tố đi sau Y

Khi thêm một hậu tố bắt đầu bằng chữ E (như –ed, -er hoặc –est) vào sau các từ kết thúc bằng Y, chữ Y này thường sẽ chuyển sang I. Riêng với trường hợp thêm –ing thì chữ Y vẫn được giữ nguyên. VD: – ugly –> ugliest This is the ugliest dress I have ever seen. (Đây là chiếc váy xấu nhất tôi từng thấy.) – dry –> dried The chemical dried out their skin and killed them immediately. (Hóa chất làm chúng bị khô da và chết ngay lập tức) – qualify –> qualifying The two qualifying teams will compete next week. (Hai đội đủ điều kiện sẽ thi đấu với nhau vào tuần sau.)

Nguyên tắc 4: Two Fs fall in love with one S

Tất cả các từ kết thúc bằng hai chữ F đi liền nhau, khi chuyển sang số nhiều đều chỉ cần thêm một chữ S. Quy tắc này không áp dụng được với trường hợp từ chỉ có một chữ F. VD: – cliff –> cliffs The character dreamt of walking a long path and finally standing on the edge of rugged cliffs. (Nhân vật mơ thấy mình đang đi dọc lối mòn và đột nhiên dừng lại trước mép vực lổm chổm đá.) – toff –> toffs A few toffs try to prove that they really care about the plight of the workers. (Vài kẻ thượng lưu còn ráng chứng tỏ là chúng có quan tâm đến cảnh ngộ của giới công nhân.)

Nguyên tắc 4: Two Fs fall in love with one S

3. Lưu ý những từ có đánh vần khác thường

Có một số từ tiếng Anh khó viết đúng ngay với cả người bản địa. Ví dụ: lose – loose, resign – re-sign, compliment – complement. Bạn nên lưu ý và ưu tiên học thuộc những từ dễ gây nhầm nhưng hay được dùng như: across, basically, beginning, believe, foreign, friend, forty, interrupt, until, weird.

4. Lên danh sách những từ bạn hay viết sai

Thay vì cố nhớ danh sách những từ khó đánh vần do người khác biên soạn, bạn nên tự lập một danh sách của riêng mình, học cách nhớ chúng với thuật ghi nhớ nêu trên. Biết mình thiếu gì và cần gì là một phần quan trọng của việc học.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *