Phỏng vấn xin việc: Trả lời câu hỏi giới thiệu về ước mơ bằng tiếng Anh

Khi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng mong muốn có thể đánh giá xem bạn muốn gì ở vị trí đó và mức độ phù hợp của bạn với doanh nghiệp. Để đánh giá điểm mạnh của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi “What is your dream job?” (Bạn mong muốn được làm nghề gì?). Trong bài viết này, Impactus sẽ đưa ra những tips và ví dụ bạn có thể sử dụng để trả lời và giới thiệu về ước mơ bằng tiếng Anh.

I. Lưu ý khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh

1. Tránh các chi tiết không liên quan

Bạn cần xác định rõ ràng mục đích của buổi phỏng vấn chính là nhà tuyển dụng cần tìm một ứng cử viên phù hợp với vị trí hiện tại, chính xác hơn là xem bạn có phù hợp với vị trí công việc mà họ cần. Do đó, nếu gặp các kiểu câu hỏi kiểu khởi động làm quen như “Introduce something about yourself” thì bạn nên giới thiệu một cách ngắn gọn, sơ lược các thông tin quan trọng. Không nên quá sa đà vào những câu hỏi như thế này. Thời gian trong buổi phỏng vấn thực sự rất quan trọng, hãy tiết kiệm thời gian để trình bày các vấn đề chuyên môn khác thay vì những chi tiết không liên quan.

2. Phát triển câu trả lời

Câu trả lời quá ngắn gọn đôi khi sẽ làm tụt cảm xúc của người phỏng vấn. Dù câu hỏi của nhà tuyển dụng là câu hỏi nghi vấn hay sao thì bạn cũng không nên kết thúc bằng một vài cấu trúc ngắn gọn như: “yes – no – yeah I agree”. Điều này khiên nhà tuyển dụng không hiểu thêm về bạn đồng thời sẽ tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp, nhàm chán hay nặng hơn là bất lịch sự. Hãy dùng thêm các mẫu câu sau để phát triển thêm ý nhé:

  • Let me explain more…(để tôi giải thích rõ hơn…)
  • I am confident that I can…(tôi tự tin rằng mình có thể…)
  • I am a good teammate because…(Sở dĩ như vậy là vì…)

3. Ví dụ và số liệu

Việc khẳng định chuyên môn bản thân cần phải đi kèm các số liệu. Bạn còn nhớ tính chất một văn bản thuyết minh đã được học từ trước chứ? Hãy thêm số liệu để tăng sự tin tưởng vào câu nói. Thay vì trả lời một cách chắc nịch nhưng không có cơ sở: “I’m really good at marketing” thì bạn có thể dùng một số mẫu câu như sau:

  • One perfect example / exemplar is…(một ví dụ điển hình là…)
  • I have proved my…in one instance. That is when…(tôi đã chứng minh khả năng…của mình trong một trường hợp là…)
  • For example, I have managed the project including…(Chẳng hạn như, tôi đã quản lý 1 dự án bao gồm…)

4. Thái độ tích cực và thẳng thắn

Bạn đã từng làm trong một công ty cũ và đang chuyển sang một công ty mới. Thay vì giữ vững thái độ đổ lỗi, trách móc thì bạn nên dành lời khen cho nơi bạn đã từng làm cũng như nhắc về một số đóng góp của bạn ở công ty cũ. Hãy trình bày lý do nghỉ việc là một lý do chủ quan đến từ bản thân bạn. Những ứng cử viên thích đổ lỗi thường không được nhà tuyển dụng đánh giá cao dù đó là sự thật.

Ngoài thái độ tích cực trong mọi vấn đề, bạn còn phải là một con người thẳng thắn về các vấn đề nhạy cảm như tiền lương, thưởng, phúc lợi,… Hãy đề cập đến vấn đề này một cách rõ ràng nhất, nói lên nguyện vọng của bản thân thay vì e dè. Chính sự e dè, sợ sệt sẽ làm bạn bị cuốn theo chiều hướng của người tuyển dụng, tạo sự bí bách khi nói về các vấn đề tiếp theo.

II. Các tips giới thiệu về ước mơ bằng tiếng Anh

1. Đề cập đến những kỹ năng bạn muốn sử dụng

Bạn có thể bắt đầu câu trả lời của mình bằng cách thảo luận về điểm mạnh và kỹ năng hiện tại của bạn và liên kết chúng với công việc. Nếu bạn đã đề cập điều này trước đó trong cuộc phỏng vấn, bạn vẫn có thể đi vào chi tiết hơn khi được hỏi về công việc mơ ước của mình. Nhà tuyển dụng có thể sẽ không mong đợi bạn có mọi kỹ năng cần thiết cho công việc lý tưởng của mình, vì vậy câu hỏi này cũng cho bạn cơ hội đề cập đến những lĩnh vực mà bạn muốn phát triển.

Ví dụ: “As I mentioned earlier, I have five years of experience in the food industry, mostly at bakeries. My dream job would be to continue working in bakeries as a manager. Many previous employers told me I work well with people and have great communication skills with my coworkers, so I would like to build on that by advancing into management. I also want to improve my financial skills by learning more about budgeting, payroll and sales.”

2. Mô tả một công việc nói chung

Thay vì thảo luận về một chức danh công việc cụ thể, hãy thảo luận về các nhiệm vụ và trách nhiệm chung của vị trí đó. Ví dụ, bạn có thể giải thích bạn muốn có một công việc giúp ích cho mọi người và tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của họ như thế nào. Bạn cũng có thể đề cập rằng bạn muốn làm việc với công nghệ tiên tiến nhất vì bạn thường dành thời gian rảnh để nghiên cứu các xu hướng và sản phẩm mới nhất trong ngành.

Ví dụ: “My dream job would allow me to make a positive impact on people every day. I would love to work for a company like yours that makes time-saving and life-enriching products that thousands of people use every day. I would love to be part of a team that finds innovative ways to make products more efficient and effective.”

3. Thảo luận về giá trị của bạn

Thảo luận về các giá trị của bạn có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng đánh giá động lực của bạn là gì và liệu bạn có cùng mục tiêu với công ty hay không. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng câu trả lời này để đưa ra những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng tại sao công ty nên thuê bạn. Nếu câu trả lời của bạn trùng lặp với giá trị của người phỏng vấn, điều đó có thể giúp bạn “ghi điểm” trong quá trình tuyển dụng.

Ví dụ: “I value teamwork and communication, so I would love to work in a job setting where everyone works together well and holds themselves accountable. I always make sure to finish my assignments on time, and I would love to depend on my coworkers to do the same. I have always been a positive person, which translates to my work as well. Even when working on a challenging project, I find it essential to stay positive about it. I believe this could influence my coworkers to act similarly.”

4. Linh hoạt câu trả lời sao cho phù hợp với công việc bạn đang phỏng vấn

Mặc dù câu trả lời của bạn vẫn phải đề cập đến các kỹ năng và giá trị chung của bạn, bạn cũng nên đảm bảo rằng nó liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Khi bạn cho thấy sự trùng khớp giữa các yêu cầu của công việc bạn muốn với những phẩm chất và kỹ năng bạn đã có, bạn đang chứng minh lý do tại sao bạn sẽ là một ứng viên phù hợp cho vị trí này.

Đọc kĩ mô tả công việc trước khi phỏng vấn để bạn có thể đưa những yêu cầu này vào câu trả lời của mình. Nếu bạn thấy rằng bạn sẽ làm việc theo nhóm, hãy nói rằng bạn thích làm việc với người khác để hoàn thành một dự án và liệt kê bất kỳ thành công nào trước đây bạn đã có trong lĩnh vực này. Nếu ứng tuyển vào vị trí lãnh đạo, hãy thảo luận xem công việc mơ ước của bạn sẽ bao gồm trách nhiệm giám sát và quản lý như thế nào.

Ví dụ: “I enjoy guiding other team members on projects and making sure everything goes smoothly. My dream job would be a leadership position where the other team members are active participants and communication happens daily. I love seeing a project through to the end and celebrating everyone’s hard work.”

III. Giới thiệu về mục tiêu ngắn hạn, dài hạn khi phỏng vấn

Trong một cuộc phỏng vấn, người tuyển dụng sẽ không chỉ hỏi về ước mơ của bạn mà sẽ hỏi cụ thể hơn về kế hoạch và mục tiêu bạn đang hướng đến, “Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì?” Hoặc những câu hỏi phỏng vấn tương tự như “Bạn thấy bản thân mình sẽ như thế nào trong 5 năm nữa?” và “Mục tiêu của bạn trong 5 đến 10 năm tới là gì?” 

Người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có dự định làm việc dài hạn tại công ty hay không, hay liệu bạn có khả năng rời đi ngay sau khi nhận được cơ hội việc làm không. Việc đặt câu hỏi tập trung vào tương lai trong các cuộc phỏng vấn là rất phổ biến. Đối với nhà tuyển dụng, chiến thuật này giúp họ biết được rằng liệu ứng viên có đặt mục tiêu hay kế hoạch dài hạn nào cho bản thân không.

Bắt đầu với mục tiêu ngắn hạn, sau đó chuyển sang mục tiêu dài hạn. Bởi bạn có thể sẽ hiểu rõ hơn về các mục tiêu ngắn hạn của mình, chẳng hạn như nhận được một công việc từ một nhà tuyển dụng mà bạn hiện đang phỏng vấn. Bắt đầu bằng cách mô tả các mục tiêu này, sau đó chuyển sang các kế hoạch dài hạn hơn.

Giải thích các kế hoạch bạn sẽ thực hiện. Việc liệt kê các mục tiêu sẽ không tạo ra một câu trả lời tốt. Bạn nên giải thích một cách ngắn gọn các bước bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ: nếu bạn muốn đảm nhận vai trò quản lý, hãy mô tả các bước bạn đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện để trở thành người quản lý. 

Có lẽ bạn đang phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình bằng cách điều hành các dự án nhóm, bạn dự định sẽ tham dự một loạt hội nghị về khả năng lãnh đạo, hoặc bạn đang theo đuổi để đạt được chứng chỉ quản lý chuyên ngành.

Việc mô tả cụ thể kế hoạch của bạn chứng tỏ rằng bạn đang suy nghĩ, phân tích về tương lai nghề nghiệp và sự phát triển đầy tiềm năng của bạn trong công ty. Ví dụ: nếu bạn dự định học cao hơn nữa, hãy giải thích mục tiêu này theo cái cách làm nâng cao giá trị của bạn đối với công ty. 

Phỏng vấn bằng Tiếng Anh đang là trở ngại của nhiều người. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ của bản thân để giúp quá trình phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn. Mong rằng với những câu hỏi và câu trả lời trên sẽ giúp bạn chuẩn bị cho câu trả lời giới thiệu về ước mơ bằng tiếng Anh. Chúc bạn thành công.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *