VÒNG 4: GROUP DISCUSSION & FINAL INTERVIEW

MANAGEMENT TRAINEE #4: HÀNH TRÌNH MNCS – QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN CHUNG, VÒNG 4: GROUP DISCUSSION & FINAL INTERVIEW

Sau khi các bạn đã vượt qua được vòng CV, Test và Initial Interview thì…. BANG! vòng tiếp theo của các bạn sẽ là Group Discussion (thường diễn ra 1 buổi) hoặc là ở 1 số chương trình MT thì gọi là Assessment Center (AC) – diễn ra hẳn 1 ngày và là sự kết hợp của Group Dicussion, Presentation, Final Interview/Panel Interview (như Unilever, Chevron là từ 9h30 – 6h15). Nếu đã là vòng kết hợp như vậy thì chúc mừng các bạn, vì đây là vòng cuối cùng mà các bạn cần phải vượt qua để bước chân vào được MNC mà các bạn mong muốn.
Ở vòng này các bạn sẽ được phân vào một nhóm làm việc từ 5 – 10 người để discuss và giải quyết 1 cái case/topic/tình huống mà công ty đưa ra trong 30 – 45ph. Đến cuối giờ cả nhóm hoặc một vài thành viên sẽ trình bày cách giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi mà BGK đưa ra. Đối với các công ty làm hẳn thành 1 AC thì các bạn thậm chí còn phải làm 1 cái individual task là xử lý 1 cái case liên quan tới function của mình và trình bày nó trước hội đồng BGK.

1. Group Discussion/Assessment Center

Khi đã tới được vòng này rồi thì các bạn sẽ biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai và trình độ của mình tới đâu so với họ. Mình có cơ hội vào được vòng cuối của Unilever, Prudential, Nestle, BAT nên để ý thấy 1 điều rằng hầu hết các ứng viên ở vòng cuối đều là du học sinh và họ phải nói là cực kỳ cực kỳ xuất sắc. Những candidates được chọn cũng hầu hết là du học sinh (lý do thì mình sẽ diễn giải ở dưới). Đây là phần theo mình đánh giá là nhiều thứ để học hỏi nhất, học hỏi từ các ứng viên khác, từ feedback của ban giám khảo cho tới học hỏi từ bản thân trong quá trình xử lý case studies nên các bạn cố gắng vào tới vòng này, đảm bảo khi trở ra (dù đỗ hay trượt thì cũng sẽ trở thành 1 con người khác).
 
Quay trở lại việc tại sao trong vòng Group Discussion hay AC thì các bạn du học sinh lại có tỷ lệ pass cao hơn. Cái này theo mình nhận xét là do khả năng ngôn ngữ, interpersonal skills cũng như critical thinking của các bạn có vẻ tốt hơn so với các bạn sinh viên trong nước. Cụ thể như những skills như teamwork, active listening, communication, time management, problem , critical, logical thinking,… thường không được tốt cho lắm và bị lép vế hoàn toàn khi so sánh với các bạn du học sinh.
Sau khi mình fail một số chương trình và hỏi han từ các bạn pass là làm thế nào mà bạn ý có thể giải quyết các case này, case kia 1 cách nhanh chóng và tốt như vậy thì câu trả lời là các bạn ý đã được học cách xử lý case studiespractice rất nhiều lần ở môi trường Đại học nước ngoài rồi nên khi làm những cái này đều cảm thấy bình thường và không bị ngợp (tại sao mình nói ngợp vì hồi mình thi Unilever, mình phải xử lý 1 cái case dài 10 trang với hàng loạt số liệu, tất cả chỉ trong vòng 1 tiếng).
VÒNG 4: GROUP DISCUSSION & FINAL INTERVIEW
 
Đối với vòng AC thì có những điều sau, theo quan điểm của mình, mà bạn cần phải chú ý:
– Đừng quá tập trung vào KẾT QUẢ mà bỏ ra QUÁ TRÌNH. Với nhiều chương trình MT, họ đôi khi không hướng tới việc bạn ra được kết quả cuối cùng như thế nào mà quan tâm hơn đến quá trình bạn xử lý các case đấy ra sao và thể hiện các kỹ năng như teamwork, leadership, problem solving,… như thế nào.
– Hãy luôn xung phong làm leader nhưng đừng aggressive quá mà hãy persuasive. Đừng bao giờ xếp mình vào dạng chỉ để hỗ trợ người khác, nếu vậy bạn không phù hợp với MT vì MT chỉ tập trung tuyển những người làm Future Leader.
– Nếu không làm leader, hãy là thành viên tích cực. Tích cực ở đây là bạn phải thể hiện mình có những constructive hoặc critical ideas cho nhóm, đừng lấn át, chê bai hay là kẻ phá bĩnh, hãy thể hiện ra mình là 1 mắt xích quan trọng và hỗ trợ cho nhóm đi đến phương án tốt nhất.
– Hãy luôn chú ý đến thời gian. Mình đã từng trải qua kinh nghiệm đau thương là chỉ để discuss 1 vấn đề nhỏ nhưng cả nhóm dành đến 30% quỹ thời gian để nói về cái đấy chỉ vì kỹ năng decision making và time management kém.
– Trước khi bắt đầu xử lý vấn đề gì, hãy đưa ra quá trình làm việc (framework) cho nó trước. Bằng cách này nó sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro về mặt quản lý thời gian không tốt hay không biết cách bắt đầu từ đâu.

2. Vòng Final Interview

Vòng này còn được biết tới là In-depth Interview – phỏng vấn chuyên sâu. Bạn sẽ có cơ hội được phỏng vấn với CEO, Manager, hay các vị trí senior khác của công ty mà bạn ứng tuyển. Họ sẽ hỏi bạn rất nhiều về tính cách cá nhân, khả năng ứng biến (behavorial questions) hay xử lý (situational questions), định hướng nghề nghiệp (career objectives). Tất cả những câu hỏi này chỉ để dẫn tới việc là họ xem tính cách của bạn (kỹ năng thì đã được kiểm chứng từ các vòng trước rồi) có phù hợp với môi trường, văn hoá của công ty không.
Vậy nên lời khuyên ở đây là bạn hãy nghiên cứu về công ty thật kỹ để có “chẳng may” được vào vòng Final Interview thì phải có 1 chiến thuật trả lời câu hỏi phù hợp với các tiêu chí về văn hoá, môi trường làm việc của công ty. Hãy cẩn thận vì đây là vòng bạn sẽ phải đối mặt với các phỏng vấn viên vô cùng lão luyện, họ sẽ xoay bạn rất nhiều và luôn đặt bạn vào tình huống “có thể nói hớ”.
VÒNG 4: GROUP DISCUSSION & FINAL INTERVIEW
Hãy đảm bảo bạn nghiên cứu kỹ về văn hoá/môi trường làm việc của công ty trước khi bắt đầu Final Interview.
Hy vọng những chia sẻ của mình ở phần 4 này sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về chương trình MT.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *