Vòng 2 và 3 Management Trainee

MANAGEMENT TRAINEE #3: HÀNH TRÌNH MNCs – QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN CHUNG, Vòng 2 & 3: Reasoning Test & Initial Interview

(TIẾP TỤC)

2. Vòng 2 – Reasoning Test

Bạn đã qua được vòng CV, bước tiếp theo là chuẩn bị tinh thần cho Reasoning Test, hay Aptitude Test, Logical Test hay IQ Test,… nhìn chung là vòng kiểm tra để đánh giá kiến thức, tư duy cũng như tính cách hay khả năng tiềm ẩn của ứng viên. Qua được vòng này, số lượng ứng viên sẽ giảm từ vài nghìn xuống chỉ còn vài trăm.
Rất nhiều bạn chủ quan với vòng này vì nghĩ nó chỉ đơn thuần là bài test IQ thì đơn giản, nhung bạn đừng nên chủ quan, vì thứ nhất, Reasoning Test gồm rất nhiều dạng, không chỉ là câu hỏi IQ thông thường; thứ hai, với số lượng hồ sơ cực lớn lên đến hàng nghìn, chỉ cần mắc 1 sai lầm nhỏ là bạn hoàn toàn có thể bị loại. Mình đã từng chứng kiến không ít bạn ra khỏi phòng thi mới phát hiện ra mình sai những lỗi rất ngớ ngẩn.
Và bạn biết gì không? Đề test của rất nhiều công ty thường được xây dựng theo phong cách của GMAT ( bài thi chuẩn mà nhiều trường đại học sử dụng làm một tiêu chí đánh giá trong điều kiện tuyển sinh đầu vào cho trình độ Thạc sĩ). Vì vậy, lời khuyên đầu tiên dành cho bạn chuẩn bị tham gia vòng thi này là hãy luyện tập thật kỹ.
Vòng 2 và 3 Management Trainee
 
Tùy theo vị trí ứng tuyển mà mỗi Công ty sẽ đưa ra một dạng bài kiểm tra phù hợp. Bạn ứng tuyển cho Big 4, bạn sẽ cần có kiến thức mạnh về mảng Tài chính/Kế toán; Bạn ứng tuyển cho các Công ty về hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bạn sẽ cần có hiểu biết về kiến thức kinh tế, số liệu và tư duy logic. Những Công ty như Prudential, Samsung,… thì tập trung vào bài thi IQ và Numerical Reasoning. Sau đây là 1 số dạng bài test phổ biến:
– Numerical reasoning test: Các câu hỏi liên quan tới thống kê, số liệu, biểu đồ
– Verbal reasoning test: Các yêu cầu về đọc hiểu
– Intray exercises: Các tình huống trong môi trường làm việc yêu cầu cách giải quyết hoặc ưu tiên công việc
– Situational judgement tests: Các bài test tâm lý nhằm đánh giá khả năng phán đoán của bạn khi giải quyết công việc
– Cognitive ability test: Đánh giá tư duy nói chung, bao gồm nhiều dạng câu hỏi
– …
Đối với nhiều nhà tuyển dụng, ứng viên không chỉ cần biết làm đúng, mà còn phải làm nhanh vì mỗi bài test sẽ có giới hạn thời gian nhất định. Vậy lời khuyên tiếp theo dành cho bạn: trả lời câu hỏi là chưa đủ, mà phải suy nghĩ và chọn đáp án thật nhanh. Bạn có thể tham khảo một số link sau và thử sức nhé:
 

Vòng 2 và 3 Management Trainee

3. Vòng 3 – Initial Interview

Vòng 3 là cơ hội để bạn được gặp gỡ & phỏng vấn với bộ phận Nhân sự (HR Manager) hoặc quản lý phòng ban mà bạn ứng tuyển vào (Marketing, Finance, Sales…), thời gian mỗi buổi phỏng vấn trung bình khoảng 20-30 phút.
Buổi phỏng vấn sẽ là thời điểm để Công ty đánh giá tính cách, thái độ và tác phong của bạn, hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện các thế mạnh của bản thân. Bạn hãy lưu ý thật kỹ những điều sau nhé:

1. Trước khi phỏng vấn:

– Trang phục: Chuyên nghiệp. Một tác phong gọn gàng, chỉn chu, chuyên nghiệp sẽ gây ấn tượng đầu tốt
– Đến đúng giờ, tốt nhất là đến sớm khoảng 10 phút
– Tìm hiểu kỹ về sản phẩm, văn hóa, …của Công ty; tìm hiểu thêm về vị trí của Công ty trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh
– Luyện tập các câu hỏi phỏng vấn thường gặp (giới thiệu về bản thân, động lực làm việc, kinh nghiệm làm việc, sở thích, mục tiêu tương lai…)
– Chuẩn bị các câu hỏi mang tính “nâng cao”: giải quyết tình huống, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, bạn sẽ làm gì nếu được chọn làm MT,…

2. Khi vào phỏng vấn:

– Thái độ tự tin, tươi cười và bình tĩnh. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá bạn chỉ trong 5 giây đầu, vì thế đừng tỏ ra quá lo lắng hay sợ hãi nhé, họ cũng không ăn thịt bạn đâu
– Giao tiếp bằng mắt (không nhìn chằm chằm nhé)
– Luôn thành thật khi trả lời các câu hỏi. Đừng nói không thành có, vì đối với các nhà tuyển dụng, việc phát hiện ứng viên nói dối không có gì khó khăn cả.
– Thể hiện bản thân là người có quyết tâm và cam kết làm cũng như đóng góp lâu dài cho chương trình MT nói riêng và công ty nói chung.
– Phần này khó, để review từng công ty mình sẽ nói kĩ hơn.
 
 Vòng 2 và 3 Management Trainee

4. Sau khi phỏng vấn:

Đừng quên cám ơn người phỏng vấn trước khi ra về, đồng thời gửi follow-up email sau đó. Ngoài ra, 1 tip rất hay đó là bạn có thể hỏi về feedback của phỏng vấn viên ngay sau buổi phỏng vấn, sẽ có rất nhiều phỏng vấn viên đưa ra cho bạn những feedback “cực chất” và đây là những lời khuyên hữu hiệu cho các buổi phỏng vấn sau đó của bạn.

1 bình luận

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *