listening

GIẢI MÃ 4 KĨ THUẬT LUYỆN NGHE TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

Trong 4 kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết, kĩ năng Nghe (Listening) được coi là kĩ năng khó nhằn nhất bởi kĩ năng này đòi hỏi người học phải dành thời gian học nghiêm túc và kiên trì thì mới có thể cải thiện được trình độ. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng luyện nghe chỉ đơn giản là nghe đi nghe lại 1 đoạn tiếng Anh bất kì cho đến khi nào hiểu thì bạn đã nhầm to rồi nhé! Trên thực tế, học Nghe cần nhiều kĩ thuật và phương pháp học chuyên biệt hơn những kĩ năng còn lại. Luyện Nghe có phương pháp sẽ giúp bạn giảm khoảng thời gian cày “hàng năm, hàng tháng” xuống còn 3 tháng mà thôi. Cùng bắt đầu tìm hiểu từng phương pháp nhé!

1. Bắt đầu với chủ đề yêu thích, khơi gợi cảm xúc

Thông thường, con người có xu hướng từ chối tiếp nhận thông tin sau 30 giây khi không thấy hứng thú. Tương tự như vậy, khi bạn nghe 1 đoạn ghi âm quá khó và xa lạ, bạn sẽ có xu hướng nản và không muốn tiếp tục nghe nữa. Vì vậy, hãy cứ bắt đầu từ những gì mình yêu thích. Ví dụ, nếu bạn yêu thích thời trang, hãy đón xem “American’s Next Top Model”, hay đam mê nấu ăn thì theo dõi “Master Chef”… Điều này còn giúp bạn có động lực luyện nghe hàng ngày và hình thành thói quen phản xạ với âm tiếng Anh.

kỹ thuật listening hiệu quả

Khi xem để đạt hiệu quả cao nhất, lý tưởng là các bạn không xem phụ đề (đa số là chẳng có phụ đề gì đâu), không được cố gắng dịch từng câu nghe được sang tiếng Việt, cố gắng đoán ý nghĩa qua tình huống và ngữ cảnh, nếu vẫn không hiểu được thì có thể ăn gian bằng cách bấm vào ô “cc” trên youtube để hiện thị phụ đề tiếng Anh tự động với độ chính xác tầm 90%.

2. Chọn bài nghe phù hợp với trình độ

Rất nhiều bạn chỉ đơn giản là chọn bài nghe theo chủ đề mình ưa thích mà quên rằng liệu mình có thể “hấp thụ” được bao nhiêu. Theo mình, các bạn nên chọn bài nghe có tốc độ vừa phải, nội dung không cần thiết phải quá quen thuộc, đảm bảo các bạn có thể hiểu được 40-50% nội dung toàn bài từ lần nghe đầu tiên.

Phương pháp listening cho người mất gốc

Vì thế, với những bạn mới luyện nghe, mình recommend những trang như VOA Learning English hay Ted Talks nhé! Không nên bắt đầu luyện nghe bằng những trang như CNN hay BBC vì đa số tốc độ người nói khá nhanh và khá nhiều từ chuyên ngành.

3. Kĩ thuật Note – Taking

impactus.com.vn

Sử dụng kĩ thuật này hiệu quả nhất khi bạn đã nghe hiểu được nội dụng chính của toàn bài. Hãy chuẩn bị một mảnh giấy và một cái bút, bật băng nghe lại và “note” lại những gì mình hiểu. Lưu ý, giống lần đầu nghe, bạn không dừng băng và nghe lại từng câu, mà bật từ đầu đến cuối và “take note”.Trong bước một, bạn đã hiểu được nội dung cơ bản của bài nói rồi, nên việc “take note” chủ yếu nhằm hệ thống lại nội dung bài nói. Vì tốc độ nói luôn nhanh hơn tốc độ viết, bạn chỉ “take note” những nội dung căn bản nhất, chứ không ghi lại tất cả những gì mình nghe được.

4. Kĩ thuật Dictation – Chép chính tả

Nhiều bạn thắc mắc rằng đã có Note – Taking rồi thì sao còn cần chép chính tả nữa. Nếu phương pháp Note Taking giúp bạn nắm được ý chính (general idea) trong 1 khoảng thời gian nhất định thì Dictation giúp bạn luyện khả năng nghe chính xác được âm. Cụ thể, chép chính tả sẽ giúp bạn nhận ra những lỗi phát âm, ngữ pháp, từ vựng… của mình. Kinh nghiệm cá nhân của mình là hầu hết những bạn yếu ngữ pháp sẽ bộc lộ nhiều lỗi trong phần này, ví dụ nhầm lẫn “a”, “the”, “in”, “on” hay thiếu “es”, “ed”. Những bạn phát âm tiếng Anh yếu sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt “keyword” – từ quan trọng trong bài nói. Những bạn nghe tốt, phát âm tốt và chắc ngữ pháp sẽ bắt được toàn bộ.

listening trong tiếng anh

Bước cuối cùng là nghe và kiểm tra lại. Bạn cần có “transcript” của bài nói để hoàn thiện bước nghe cuối cùng này. Hãy đọc “transcript” của bài nói, và so sánh với bài “dictation” của mình để biết lý do tại sao mình nghe sai hoặc không nghe được. Điều này là rất quan trọng để bạn nhận ra điểm yếu của mình khi nghe: do thiếu từ vựng, do phát âm kém, hay do ngữ pháp kém? Khi đã biết điểm yếu của mình, bạn có cơ sở tập trung học để nâng cao khả năng tiếng Anh. Sau đó, bạn có thể bật đi bật lại bài nghe đó, và luyện nghe hàng ngày. Càng nghe nhiều, bạn càng nâng cao khả năng nghe hiểu, và giao tiếp tiếng Anh.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *