ACTIVE LISTENING LÀ GÌ? – KỸ NĂNG TỐI QUAN TRỌNG ÍT AI ĐỂ Ý

Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà ai cũng cần rèn luyện. Cách bạn chú tâm lắng nghe người khác sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công việc và chất lượng các mối quan hệ hiện tại của bạn. Tuy nhiên, mỗi lắng nghe thôi chưa đủ, bạn cần phải lắng nghe chủ động (Active listening)

I. Active listening là gì?

Active listening cũng giống như critical thinking hay Problem solving, là kỹ năng năng mềm rất cần thiết trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Lắng nghe chủ động là khả năng tập trung hoàn toàn khi lắng nghe người nói, hiểu được thông điệp, ý nghĩa mà họ muốn truyền tải. Khi lắng nghe chủ động người nghe còn thể hiện những dấu hiệu để thể hiện sự lắng nghe của mình đồng thời có những đóng góp hoặc nhận định hoặc tóm tắt lại thông điệp của người nói.

Lắng nghe chủ động không dừng lại ở việc lắng nghe mà còn còn để tiếp nhận thông điệp một cách thấu đáo và

Trong 5 cấp độ lắng nghe, lắng nghe chủ động là cấp độ gần như cao nhất, 5 cấp độ đó bao gồm:

  • Pretended listening – Nghe nhưng mặc kệ

Người nghe gần như không chú ý vào cuộc hội thoại của người nói, và có sự chen vào hoặc phá vỡ cuộc hội thoại bất cứ lúc nào. Ví dụ: lúc này người nghe đang gấp hoặc có công việc khác cần phải làm nên chỉ nghe mà không tập trung được.

  • Inogring – Giả vờ lắng nghe

Người nghe có lắng nghe nhưng sự tập trung của họ không đặt trong cuộc hội thoại, mà có thể đang để tâm trí ở đâu đó. Ví dụ điển hình, khi bạn ở trên trường và phải học một môn mà bạn không có sự ưa thích như môn triết chẳng hạn, việc lắng nghe chỉ là cho qua nhiều bạn gật đầu nghe giảng viên giảng nhưng không tập trung vào thông điệp truyền tải.

  • Selection listening – Lắng nghe có sự chọn lọc

Người nghe thường có xu hướng tập trung nghe vào những thông tin có cùng quan điểm với họ hoặc lựa chọn những thông tin mà họ cần nghe.

  • Attentive listening – Lắng nghe chủ động

Tập trung lắng nghe vào người nói và thông điệp cũng như câu hỏi mà người nói muốn hỏi. Ví dụ có thể khi bạn nói chuyện với bạn thân, nói chuyện với khách khách hàng…

  • Empathy listening – Lắng nghe thấu cảm

Tập trung vào người nói, đồng thời có sự suy nghĩ về giải pháp và câu chuyện đằng sau câu chuyện.

II. Tại sao active listening – Lắng nghe chủ động lại quan trọng?

1. Tạo được lòng tin và sự kính trọng từ mọi người

Khi ai đó cảm thấy mình được lắng nghe và thấu hiểu những thông điệp mà họ tâm huyết suy nghĩ hoặc đã lên kế hoạch trước đó để truyền tải cho người khác, khi đó hormone Dopamine trong cơ thể họ được tiết ra, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và mình thực sự có giá trị và làm được điều gì đó có ích.

Thật vậy, Khi bạn thực hành lắng nghe chủ động với ai đó, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy được lắng nghe và có giá trị. Bằng cách này, lắng nghe tích cực là nền tảng cho bất kỳ cuộc trò chuyện thành công nào.

Tại nơi làm việc, Cho dù bạn là người quản lý hay đồng nghiệp, những người khác sẽ thấy giá trị tuyệt vời khi có một người xung quanh tiếp cận và thể hiện sự thấu hiểu. Ví dụ, biết và thừa nhận một số vấn đề liên quan đến công việc hoặc cá nhân mà nhóm của bạn phải đối mặt, sẽ khiến họ cảm thấy có giá trị và có khả năng truyền cảm hứng cho sự tự tin. Và những đội được tôn trọng, tự tin sẽ hoàn thành những điều tuyệt vời.

2. Tránh được những xung đột quan điểm ngoài mong muốn

Có những lúc ở nơi làm việc mà bạn có thể phải đối mặt với xung đột. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng đồng ý với ý kiến ​​của người khác, nhưng điều quan trọng là bạn phải cởi mở với kinh nghiệm và quan điểm của đồng nghiệp và cách tốt nhất để chứng minh điều này là thông qua việc lắng nghe chủ động (Active listening)

3. Không bỏ sót những thông tin quan trọng

Chắc chắn rồi, việc lắng nghe chủ động đòi hỏi sự tập trung cao từ người nghe, vậy nên việc bạn lắng nghe chủ động có thể giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng. Việc này rất quan trọng, nhất là khi người nói đang giải thích, hướng dẫn bạn về một quy trình mới hoặc truyền tải thông điệp mà bạn cần lắng nghe và làm theo.

4. Giúp bạn nâng cao kiến thức ở đa dạng các chủ đề

Việc lắng nghe chủ động giúp bạn lưu giữ thông tin, nó cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chủ đề mới và ghi nhớ những gì bạn đã học để có thể áp dụng nó trong tương lai.

III. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chủ động – Active listening

1. Thể hiện rằng bạn đang lắng nghe

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ của bạn để thể hiện rằng bạn thực sự nghe họ nói. Trong khi người kia nói. Nói chung, bạn nên nhắm vào giao tiếp bằng mắt khoảng 60% đến 70% thời gian khi bạn đang nghe.

Hãy nghiêng người về phía người kia, và thỉnh thoảng gật đầu. Tránh khoanh tay vì điều này báo hiệu rằng bạn đang không lắng nghe hoặc đang phòng thủ và họ sẽ cho rằng bạn muốn bảo vệ ý kiến của bạn.

2. Tập trung lắng nghe

Hãy cố gắng dồn sự chú ý của bạn vào thông điệp mà người nói đang truyền tải, gạt bỏ những suy nghĩ gây xao nhãng.

Nếu muốn phản hồi lại thông điệp, hãy đợi đến khi người nói kết thúc. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng người nói mà còn bởi vì để chúng ta hiểu rõ được trọn vẹn ý nghĩa đằng sau những gì họ nói, bỏi khi chen ngang vào giữa cuộc hội thoại, não bộ của chúng ta có khả năng quên những gì người nói đã nói trước đó.

Bạn cũng nên tránh chuẩn bị câu trả lời của bạn trong khi người khác nói; điều cuối cùng mà người đó nói có thể thay đổi ý nghĩa của điều đã được nói.

Để thể hiện sự quan tâm và sự yêu thích của bạn với thông điệp người nói truyền tải, bạn có thể tương tác lại bằng cách đặt những câu hỏi cho họ.

3. Quan sát các cuộc hội thoại, phỏng vấn để từ đó rút ra kinh nghiệm

Bạn cũng có thể quan sát video về những cuộc phỏng vấn hay những cuộc giao tiếp trên mạng hoặc trên TV để quan sát về cách họ nói chuyện và thực hành active listening. Qua đó bạn có thể học những điều nên áp dụng và những lỗi mà họ mắc phải.

4. Phản hồi lại bằng cách tóm tắt lại những gì họ nói theo ngôn từ của bạn

Một trong những vấn đề cản trở sự thành công cho cuộc hội thoại đó chính là sự hiểu lầm quan điểm giữa người nói và người nghe.
Liệu rằng nghe đã hiểu rõ ý của người nói trước khi đồng ý với những quan điểm của họ quá sớm và cảm thấy không đồng ý một vài phút sau đó. Vậy nên việc lặp lại những điểm mấu chốt của người nói theo ý của bạn nhằm để người nói sác định xem ý kiến bạn tiếp nhận đã thực sự trùng với quan điểm của họ.

 

Kết: Để trở thành một người có kỹ năng nghe tốt, đương nhiên đều cần có thời gian và sự rèn luyện, yếu tố cốt lõi của active listening là khả năng nắm bắt thông tin và cách bạn phản ứng với những thông tin đó một cách khéo léo và tinh tế. Hãy gạt sang một bên tất cả các suy nghĩ, hành vi và chỉ tập trung vào thông điệp của đối phương đang muốn truyền tải cho bạn. Hãy đặt câu hỏi, xem xét và diễn đạt lại để đảm bảo rằng bạn hiểu vấn đề. Nếu không thì khi đó bạn sẽ nhận ra điều mà họ nói với bạn và điều mà bạn nghe hoàn toàn trái ngược.

Hãy tiếp tục rèn luyện kỹ năng lắng nghe chủ động của bạn ngay hôm nay nhé.

TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ LỚP BUSINESS ENGLISH ONLINE – TIẾNG ANH + TƯ DUY + KỸ NĂNG
HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ 


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *