TỔNG QUAN NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ CÁC VỊ TRÍ – CÔNG VIỆC TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (P2)

Contents

Tổng quan những điều bạn cần biết về các vị trí công việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (P2)

VI. Financial Analyst (Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính)

Công việc của một chuyên viên Phân tích tài chính là tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo, thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán và đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính và đầu tư cho ban giám đốc, khách hàng và đồng nghiệp.

Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, có tầm nhìn về các vấn đề tài chính ngân hàng và tất nhiên, bạn phải là người làm việc với các con số cực kỳ tốt.

  1. Công việc

  • Tìm kiếm, phát triển, chăm sóc khách hàng là các doanh nghiệp hoặc cá nhân;
  • Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng;
  • Củng cố và phát triển mối quan hệ khách hàng nhằm khai thác tối đa nhu cầu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng;
  • Tham gia nghiên cứu và phát triển hệ thống thông tin quản trị cho ngân hàng;
  • Thực hiện công việc theo đúng chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn nội bộ… và cam kết chất lượng;
  • Tham gia vào các dự án phát triển hệ thống, quy hoạch thông tin, phát triển quy trình nghiệp vụ của khối Tài chính – Kế hoạch.

Mức lương: 10,000,000 – 12,000,000 VND

  1. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Ưu tiên những người có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng về quản lý dự án tài chính ngân hàng.

Chuyên môn

  • Tốt nghiệp ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, ngoại thương;
  • Những người học không chuyên về tài chính cũng có thể trở thành chuyên viên tài chính ngân hàng. Nhiều chuyên viên trong lĩnh vực này cho biết thành công mà họ có là nhờ học trong quá trình theo đuổi nghề. Chỉ cần có những kiến thức cơ bản về tài chính, cộng thêm đam mê và quyết tâm thì theo đuổi công việc này là hoàn toàn có thể.

Kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Hàng ngày bạn phải làm việc, nói chuyện với rất nhiều người với các chức danh khác nhau bên trong công ty và khách hàng. Thế nên bạn cần phải biết cách để diễn giải các ý tưởng của mình và giải quyết các vấn để của khách hàng;
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Thị trường luôn luôn thay đổi nên bạn cần phải cập nhật, phân tích đa dạng vấn đề để đưa ra phương hướng và dự trù giải quyết các rủi ro cho công ty;
  • Một số vị trí trong ngành tài chính và nhất là vị trí chuyên viên phân tích tài chính sẽ có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Để đạt được thành công, bạn cần phải đặt mục đích cao cho bản thân để có động lực làm việc một cách chăm chỉ và đạt được kết quả;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word, Excel);
  • Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc cao;
  • Có thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm.
  1. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Bạn cần phải chủ động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Bạn nên tích lũy kinh nghiệm ngay từ những công việc như part-time về bán hàng, tham gia các khóa đào tạo về tài chính ngân hàng, tín dụng,…

Ngoại ngữ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đối với ngành ngân hàng, nhà tuyển dụng thường yêu cầu bạn phải có chứng chỉ TOEIC 800 hoặc IELTS 6.0. Vì vậy, dù đang rèn luyện kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp, bạn cũng đừng quên rèn luyện ngoại ngữ.

Ngoài ra bạn cần trau dồi thêm kiến thức thông qua các quyển sách nổi tiếng trong ngành tài chính như Giả kim thuật tài chính (George Soros), Tư duy nhanh và chậm, Intelligent Investor (Benjamin Graham), The Wealth of Nations (Adam Smith),…

  1. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Đối với công việc này, đòi hỏi bạn phải xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về tín dụng ngân hàng và hệ thống pháp luật tài chính, ngân hàng. Bạn có thể học tại các trường như đại học Ngân Hàng, Ngoại thương,…

Hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn (khi bạn đã có kiến thức cơ bản và tốt nghiệp các ngành liên quan) như tại UB Academy, Khóa học TC-NH thuộc ĐH Kinh Tế tp.HCM, BMI.edu.vn,…

Trở thành thực tập sinh tại Hội sở các Ngân hàng. Đây là con đường phù hợp và được đánh giá là tốt nhất với các bạn sinh viên năm cuối.

  1. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Một số các ngân hàng tư nhân Việt Nam:

  • VIETINBANK (Ngân hàng Công thương Việt Nam)
  • BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Các ngân hàng quốc tế tại Việt Nam:

  • HSBC
  • ANZ
  • SHINHAN VIETNAM
  1. Con đường sự nghiệp

Có cơ hội thăng tiến lên cấp Quản lý, Giám đốc tại các ngân hàng.

  1. Bạn sẽ làm việc với những ai?

  • Phối hợp làm việc với các bộ phận khác của ngân hàng;
  • Gặp gỡ nhiều đối tượng khách hàng.

kỹ năng giao tiếp tiếng Anh công sở

VII. Credit Approval Officer (Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng)

Được xem là ngành nghề chịu nhiều vất vả và áp lực nhưng lượng nhân sự “đổ” vào ngân hàng không có dấu hiệu giảm.

Các trường đại học đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng luôn thu hút đông đảo các bạn học sinh đăng ký dự tuyển và công việc mà nhiều bạn sinh viên chọn sau khi tốt nghiệp là trở thành nhân viên tín dụng ngân hàng. Vì sao công việc này lại thu hút các bạn sinh viên đến như vậy?

  1. Công việc

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng muốn vay vốn, xác định hình thức vay vốn;
  • Giải thích, tư vấn cho khách hàng về hình thức vay vốn;
  • Nghiên cứu và đánh giá khả năng vay vốn của khách hàng;
  • Thực hiện hợp đồng vay vốn với khách hàng;
  • Lập báo cáo về vay vốn theo yêu cầu của cấp trên.

Mức lương: 6,000,000 – 8,000,000 VND

  1. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Chuyên môn

Trình độ từ cao đẳng trở lên của các ngành ngân hành, kế toán, tài chính kinh tế.

Kinh nghiệm

  • Ưu tiên người từng có kinh nghiệm vị trí hỗ trợ tín dụng;
  • Nếu bạn không có kinh nghiệm tại vị trí hỗ trợ tín dụng thì bạn cũng cần có những kiến thức nền tảng về lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Kỹ năng

Để trở thành nhân viên tín dụng ngân hàng, bạn cần rèn luyện những kỹ năng sau:

  • Khả năng lắng nghe và thấu hiểu: Chúng ta có thể nhìn thấy các nhân viên tín dụng là những người nhanh nhẹn, hoạt bát, ăn nói lưu loát, nhiệt tình và hồ hởi với khách hàng nhưng đó là kỹ năng về giao tiếp và cũng là kỹ năng cơ bản của những người làm sales;
  • Khả năng tư duy logic: Bạn phải tập cho mình những tư duy thật chắc chắn rõ ràng. Bạn phải hiểu thật sâu vấn đề bạn nói, nếu bạn nắm sản phẩm hoặc vấn đề một cách chung chung, đại khái thì khi khách hàng hỏi sâu hoặc muốn tìm hiểu kỹ thì bạn sẽ rất khó trình bày tiếp;
  • Làm việc có đặt mục tiêu, kết quả rõ ràng: bạn phải đặt cho mình các mục tiêu ngắn hạn, công việc gì cũng cần có mục tiêu, việc đặt ra cho mình một kế hoạch hành động sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn, bố trí và sắp xếp công việc khoa học;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word, Excel);
  • Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc cao;
  • Có thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng để đi ra ngoài để tìm kiếm khách hàng.
  1. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Bạn cần phải chủ động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Bạn nên tích lũy kinh nghiệm ngay từ những công việc như part-time về bán hàng, tham gia các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng, tài chính tín dụng,…

Ngoài ra bạn cần trau dồi thêm kiến thức thông qua các quyển sách nổi tiếng trong ngành tài chính như Giả kim thuật tài chính (George Soros), Tư duy nhanh và chậm, Intelligent Investor (Benjamin Graham), The Wealth of Nations (Adam Smith),…

Ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng để bạn mở rộng đối tượng khách hàng và khả năng thăng tiến trong công việc. Cho nên bạn cần rèn luyện vốn ngoại ngữ của bạn ngay từ bây giờ.

  1. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Bạn có thể tham gia các khóa đào tạo về sales, tài chính hoặc trở thành sinh viên tại các trường đại học đào tạo về tài chính – marketing như đại học ngân hàng, đại học Tài chính – Marketing, đại học Ngoại thương,…

Hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn (khi bạn đã có kiến thức cơ bản và tốt nghiệp các ngành liên quan) như tại UB Academy, http://www.click2learn.vn, BMI.edu.vn,…

Trở thành thực tập sinh tại Hội sở các Ngân hàng. Đây là con đường phù hợp và được đánh giá là tốt nhất với các bạn sinh viên năm cuối.

  1. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Một số các ngân hàng tư nhân Việt Nam:

  • VIETINBANK (Ngân hàng Công thương Việt Nam)
  • BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Các ngân hàng quốc tế tại Việt Nam:

  • HSBC
  • ANZ
  • SHINHAN VIETNAM
  1. Con đường sự nghiệp

Có cơ hội thăng tiến lên cấp quản lý, giám đốc.

  1. Bạn sẽ làm việc với những ai?

  • Phối hợp làm việc với các bộ phận khác của ngân hàng;
  • Gặp gỡ nhiều đối tượng khách hàng.

telesales

VIII. Telesales Tại Ngân Hàng

Telesales là phương pháp bán hàng qua điện thoại. Hình thức bán hàng này giúp điện thoại viên chủ động gọi ra cho khách hàng.

Công việc Telesales được nhiều người đánh giá là vô cùng thử thách và đầy căng thẳng. Người làm Telesales không những phải nắm vững chuyên môn mà cần có đủ “kiên nhẫn” và bản lĩnh để thuyết phục khách hàng.

  1. Nhân viên Telesales sẽ làm những gì?

Công việc cụ thể của Telesales tại ngân hàng như sau:

  • Tư vấn khách hàng có nhu cầu vay tín chấp qua điện thoại;
  • Làm việc full time tại văn phòng Ngân hàng và có các bộ phận khác hỗ trợ thu nhận hồ sơ.

Mức lương: 3,000,000 – 5,000,000 VND (chưa tính hoa hồng)

  1. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Đây là công việc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm nhưng bạn phải có khả năng giao tiếp tốt. Mọi kỹ năng khác bạn sẽ được đào tạo trong quá trình làm việc.

Chuyên môn

Tốt nghiệp trung cấp trở lên, là sinh viên mới ra trường sẽ được đào tạo kỹ năng bán hàng trong quá trình làm việc. Những bạn đã có kiến thức về lĩnh vực ngân hàng sẽ được ưu tiên hơn.

Kỹ năng

  • Giao tiếp và biết lắng nghe: nhiều người thành công tại vị trí Telesales chia sẻ rằng nói nhiều không phải là hay. Khách hàng sẽ có thiện cảm với những người có chất giọng dễ nghe, truyền cảm và nắm bắt được tâm lý của họ. Khách hàng muốn “được lắng nghe” hơn là phải lắng nghe bạn. Vì vậy, lắng nghe nhiều hơn sẽ giúp bạn đưa ra được những lời tư vấn chân thành và phù hợp với họ;
  • Sự kiên nhẫn: Không phải lúc nào bạn cũng nhận được những lời từ chối tế nhị, sẽ có những ngày bạn bị mắng thậm tệ nên bạn cần phải thật kiên nhẫn và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất khi tiến hành liên lạc với khách hàng;
  • Là người năng động, nhiệt huyết;
  • Ngoại ngữ (tiếng Anh) là một lợi thế.
  1. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Tham gia câu lạc bộ, đội nhóm Marketing, hoặc các công việc part-time về Sales, tổ chức sự kiện,… sẽ giúp bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm.

Chủ động học hỏi, rèn luyện các kĩ năng mềm từ chính những người xung quanh bạn.

Đừng quên trau dồi vốn ngoại ngữ ngay từ bây giờ.

  1. Học những kiến thức thực tế ở đâu?

Với công việc Sales năng động thì kiến thức thực tế lớn nhất mà bạn có thể có được là tham gia vào các công việc bán hàng ngay từ khi còn là sinh viên. Có thể là những việc làm part- time tại các cửa hàng kinh doanh hay các website mua bán.

Tham gia các khóa học online hoặc các khóa học ngắn hạn tại Unica,  IEIT.

Tham khảo những quyển sách nổi tiếng về sales như “To Sell Is Human” – Daniel Pink,  “The 21.5 Unbreakable Laws Of Selling” – Jeffrey Gitomer (21,5 điều luật không thể phá vỡ trong bán hàng),…

Ngoài ra, bạn cần chủ động tìm hiểu và cập nhật thông tin về thị trường và các kiến thức thuộc lĩnh vực ngân hàng.

  1. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Một số các ngân hàng tư nhân Việt Nam:

  • VIETINBANK (Ngân hàng Công thương Việt Nam)
  • BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Các ngân hàng quốc tế tại Việt Nam:

  • HSBC
  • ANZ
  • SHINHAN VIETNAM
  1. Con đường sự nghiệp

Trải qua rất nhiều vất vả tại vị trí telesales, món quà xứng đáng với nỗ lực của bạn là kỹ năng mềm và cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý bộ phận, trưởng phòng.

  1. Bạn sẽ làm việc với những ai?

Giao dịch viên;

Nhân viên kinh doanh.

tài chính ngân hàng

IX. Wealth Specialist (Chuyên Viên Tư Vấn Đầu Tư)

Tại Việt Nam hiện nay, số lượng chuyên viên phân tích đầu tư không nhiều và làm việc chủ yếu trong các công ty tư vấn quản trị doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư có vốn nước ngoài.

Chuyên viên phân tích, tư vấn đầu tư giữ một vị trí quan trọng trong các công ty tư vấn, các quỹ đầu tư dự án hoặc các tổ chức về tài chính ngân hàng. Đây là công việc phổ biến và được đánh giá cao về năng lực chuyên môn tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa biết đến công việc này.

  1. Công việc của một chuyên viên tư vấn đầu tư

Công việc cụ thể của một Chuyên viên tư vấn đầu tư tại ngân hàng có thể tóm gọn như sau:

  • Thực hiện công tác bán hàng, tư vấn cung cấp những giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu khách hàng;
  • Xây dựng tốt mối quan hệ trong ngân hàng, đồng thời phối hợp và hỗ trợ nhân viên ngân hàng để xác định các cơ hội bán hàng;
  • Là người liên lạc chính tại chi nhánh để hỗ trợ các vấn đề liên quan đến chứng từ của hợp đồng, quy trình bồi thường và các dịch vụ khách hàng;
  • Thực hiện báo cáo theo yêu cầu cho giám đốc.

Mức lương: 7,000,000 – 10,000,000 VND

  1. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Đây là công việc yêu cầu phải có kiến thức sâu về chuyên ngành Kế toán – tài chính, hiểu biết về Pháp luật,… hơn là đòi hỏi kinh nghiệm.

Chuyên môn

  • Tốt nghiệp ngành ngân hàng, tài chính, kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, ngoại thương; tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên;
  • Nếu bạn là người học trái ngành thì bạn vẫn phải đảm bảo được sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn lĩnh vực tài chính và ít nhất cũng từng có kinh nghiệm làm việc liên quan đến tài chính kế toán hoặc ngân hàng trước đó.

Kỹ năng

  • Khả năng thuyết trình và đàm phán: Bạn phải là người truyền đạt thông tin rõ ràng và đầy tín thuyết phục đối với khách hàng. Làm cho khách hàng của bạn hài lòng và đồng ý sử dụng dịch vụ, tốt hơn hết là những khách hàng ấy trở thành khách hàng lâu dài của ngân hàng. Đồng thời, với tài ăn nói lưu loát và nắm bắt thông tin cực tốt, bạn chính là kênh phản hồi ý kiến khách hàng, lập báo cáo và thuyết trình về các dự án, đề xuất lên cấp trên;
  • Biết cách lên kế hoạch: Chính vì những áp lực cực cao từ công việc tư vấn mà bạn phải đặt cho mình các mục tiêu ngắn hạn. Công việc gì cũng cần có mục tiêu, việc đặt ra cho mình một kế hoạch hành động sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn, bố trí và sắp xếp công việc khoa học;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word, Excel);
  • Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;
  • Có khả năng hiểu, phân tích báo cáo tài chính và tư duy logic;
  • Có thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng để đi ra ngoài tìm kiếm khách hàng.
  1. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Bạn cần phải chủ động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Bạn nên tích lũy kinh nghiệm ngay từ những công việc về Tư vấn, bán hàng,… và tích lũy thêm nhiều kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.

Chủ động trau dồi thêm kiến thức thông qua các sách kỹ năng, sách chuyên ngành như  “Intelligent Investor” – Benjamin Graham, “The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable” – Nassim Nicholas Taleb, “The New Market Wizards” – John D. Schwage,…

Ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng để bạn mở rộng đối tượng khách hàng và khả năng thăng tiến trong công việc. Cho nên bạn cần rèn luyện vốn ngoại ngữ của bạn ngay từ bây giờ.

  1. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Tham gia các khóa học ngắn hạn trực tiếp hay học online tại các trung tâm như Trung Tâm Bồi Dưỡng ĐH Kinh Tế hoặc tham gia khóa học Thực tập sinh tài năng để chuẩn bị thật kỹ cho bản thân những kiến thức, kỹ năng trước khi làm việc tại các ngân hàng. Nhất là với những bạn học trái ngành, thì đây là cơ hội lớn.

Tìm hiểu và trau dồi vốn hiểu biết về ngành ngân hàng và tâm lý khách hàng thông qua sách, tạp chí và từ chính những người đi trước trong lĩnh vực này.

  1. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Một số các ngân hàng tư nhân Việt Nam:

  • VIETINBANK (Ngân hàng Công thương Việt Nam)
  • BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Các ngân hàng quốc tế tại Việt Nam:

  • HSBC
  • ANZ
  • SHINHAN VIETNAM
  1. Con đường sự nghiệp

Có cơ hội thăng tiến lên cấp Quản lý, Giám đốc bộ phận tư vấn tài chính tại các ngân hàng.

Giám đốc tài chính: Thực hiện các hoạt động quản lý và hoạch định kế hoạch phát triển tài chính của ngân hàng.

  1. Bạn sẽ làm việc với những ai?

  • Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng;
  • Phối hợp làm việc với các giao dịch viên.

Thi tuyển Management Trainee

X. Teller (Giao Dịch Viên)

Nếu bạn đã từng một lần đến giao dịch ngân hàng bất kỳ, chắc hẳn bạn đã được tiếp xúc với 1 trong những đội ngũ xinh đẹp nhất hệ thống ngân hàng, đó chính là Giao dịch viên.

Giao dịch viên (hay còn có tên gọi khác là Cán bộ kế toán với các NH TM Nhà nước) là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và giải đáp các thắc mắc cũng như thực hiện các yêu cầu của khách hàng trong khả năng và nhiệm vụ của mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.

  1. Teller sẽ làm những gì?

Công việc cụ thể của một giao dịch viên như sau:

  • Thực hiện các giao dịch và dịch vụ liên quan đến tiền mặt và không liên quan đến tiền mặt; hỗ trợ bộ phận tính dụng, quản lý tiền mặt tại ATM/CDM;
  • Quản lý quỹ nghiệp vụ tại các chi nhánh ngân hàng;
  • Tiếp nhận giải quyết và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng;
  • Đảm bảo chất lượng dịch vụ khi giao dịch với khách hàng;
  • Tìm kiếm cơ hội giới thiệu khách hàng cho bộ phận khách hàng;
  • Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Mức lương: 6,000,000 – 8,000,000 VND

  1. Kiến thức, Kỹ năng & Kinh nghiệm cần có

Kinh nghiệm

Thường yêu cầu kinh nghiệm liên quan đến Chăm sóc khách hàng hoặc tín dụng, tài chính. Tuy nhiên, với những bạn sinh viên mới ra trường vẫn có cơ hội trở thành giao dịch viên khách hàng dù chưa có nhiều kinh nghiệm.

Chuyên môn

Tốt nghiệp các trường đại học ngành kinh tế. Vị trí giao dịch viên không quá kén chuyên ngành học. Các bạn học kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp,…vẫn có thể ứng tuyển làm giao dịch viên. Tuy nhiên các bạn phải trang bị cho mình kiến thức bộ môn kế toán ngân hàng.

Kỹ năng

Dù bạn là người đã từng có kinh nghiệm liên quan đến tài chính ngân hàng hay là người mới bước vào công việc này. Bạn cũng cần có những kỹ năng sau:

  • Khả năng chịu áp lực công việc: Khi bước vào công việc này, bạn phải chịu rất nhiều áp lực. Áp lực thời gian, áp lực doanh số và áp lực về trách nhiệm công việc là điều không thể tránh khỏi. Giao dịch viên (GDV) là người trực tiếp xử lí giao dịch với khách hàng, là người cầm tiền của khách hàng, hạch toán với khách hàng. Chính vì giao dịch trực tiếp liên quan đến tiền nên hoàn toàn phát sinh các rủi ro khi phân biệt tiền thật/giả, hạch toán sai khác hoặc nhầm lẫn, không cân quỹ cuối ngày… Tất cả các rủi ro trên đều ảnh hưởng đến túi tiền của bạn, vì GDV phải có trách nhiệm đền bù các thiệt hại đã gây ra;
  • Khả năng đàm phán, thương lượng tốt: Khách hàng của bạn luôn khắc khe và hay phàn nàn về dịch vụ, thời gian và các vấn đề về hợp đồng khác. Bạn phải thực sự khéo léo để thuyết phục họ, tạo dựng được niềm tin từ phía khách hàng;
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word, Excel);
  • Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;
  • Có khả năng hiểu, phân tích báo cáo.
  1. Nơi nào cho bạn những kỹ năng này?

Dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng thì thành công vẫn sẽ đến với bạn bởi sự siêng năng, chăm chỉ. Để được vậy bạn cần phải chủ động ngay từ những công việc như part-time về nhóm ngành dịch vụ và hãy chủ động bổ sung cho mình những kiến thức về lĩnh vực ngân hàng.

Bạn cần trau dồi thêm kiến thức thông qua các quyển sách nổi tiếng trong ngành tài chính như Giả kim thuật tài chính (George Soros), Tư duy nhanh và chậm, Intelligent Investor (Benjamin Graham), The Wealth of Nations (Adam Smith),… hay những quyển sách hàng đầu về ngành dịch vụ như Nâng tầm dịch vụ, Những đòn tâm lý trong thuyết phục, Nghệ thuật để giao tiếp thành công,…

Ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng để bạn mở rộng đối tượng khách hàng và khả năng thăng tiến trong công việc. Cho nên bạn cần rèn luyện vốn ngoại ngữ của bạn ngay từ bây giờ.

  1. Tích lũy kiến thức thực tế ở đâu?

Bạn có thể tham gia các khóa đào tạo hoặc trở thành sinh viên tại các trường đại học đào tạo về tài chính – marketing như đại học ngân hàng, đại học Tài chính – Marketing, đại học Ngoại thương,… hoặc lựa chọn các khóa học ngắn hạn về ngành GDV tại UB Academy, Vietvictory,…

  1. Những công ty tiêu biểu trong ngành

Một số các ngân hàng tư nhân Việt Nam:

  • VIETINBANK (Ngân hàng Công thương Việt Nam)
  • BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Các ngân hàng quốc tế tại Việt Nam:

  • HSBC
  • ANZ
  • SHINHAN VIETNAM
  1. Con đường sự nghiệp

Lộ trình thăng tiến của GDV được mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc, với điều kiện hoàn thành được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên
  • Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
  • Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
  • Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
  • Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
  • > 9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở

Thực tế, trong quá trình công tác, GDV cũng có thể chuyển sang các vị trí như Chuyên viên Tư vấn tài chính cá nhân, Điều phối sàn, Chuyên viên Quan hệ khách hàng, Chuyên viên Thanh toán quốc tế, Hành chính nhân sự… Tùy thuộc vào định hướng của mỗi cá nhân.

  1. Các công việc liên quan

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng;
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong ngân hàng để thực hiện các công việc liên quan.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *