Vấn nạn tin giả trong thời đại COVID-19

Trong 04 năm qua, người đọc gặp phải những tin tức giả hàng ngày và nó dường như trở thành một phần chính trong bất kỳ cuộc thảo luận nào trên  truyền thông. Vậy những tác động của tin giả trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát này là gì?

Vào năm 2020, tin tức về đại dịch COVID-19 đã thống trị các phương tiện truyền thông, cả trong và  ngoài nước. Cùng với sự chú ý ngày càng tăng về đại dịch, tin  giả liên quan đến COVID-19 tràn lan trên mạng. Nhiều tin trong đó lại hoàn toàn sai sự thật.

Trên thực tế, không phải chính phủ Hoa Kỳ đã tạo ra virus. Và đó cũng không phải là do chính phủ Trung Quốc. Và tất nhiên, 5G không liên quan gì đến nó. Nếu bạn đang tìm kiếm các phương thức chữa bệnh, đừng quá hy vọng. Hóa ra uống nước  15 phút/lần không giúp ích được gì. Việc cầu nguyện qua màn hình TV cũng không đem lại kết quả. Còn đối với cocaine, hãy nói “Không”! 

Thông tin sai lệch, tin tức bịa đặt là điều mà chúng ta có thể đã quen thuộc khi có bất kỳ sự kiện lớn nào thu hút trí tưởng tượng của mọi người, nhưng trong trường hợp COVID-19, việc lan truyền tin tức giả mạo mang đến những thách thức và nguy hiểm cho công chúng và  cho chính độc giả . 

Những mục đích tốt – xấu

Có hai loại truyền thông sai lệch.

Đầu tiên là thông tin sai lệch được lan truyền một cách có chủ đích bởi những người có mục đích xấu. Trong trường hợp COVID-19, đã có thông tin sai lệch đổ lỗi cho các nhóm chủng tộc, người nhập cư bất hợp pháp và thậm chí cả chính phủ về việc lây lan virus. Đó có thể là do một số nhóm chính trị muốn tuyên truyền gây nên sự hỗn loạn vì lợi ích chính trị.

Ngoài ra có những thông tin sai lệch được lan truyền một cách vô tội vạ mặc dù không chính xác. Ví dụ có thể kể đến hiểu sai về căn bệnh này, mơ tưởng về các biện pháp khắc phục sai lầm và những quan điểm phi khoa học được vẽ ra về cách thức lây lan của virus.

Tại sao chúng ta lại tiếp nhận tin tức giả?

Con người nói chung rất kém trong việc phát hiện thông tin giả mạo. Điều này là do tin tức giả mạo thường giống tin tức thật. Không những thế, tin tức giả mạo còn có một lợi thế là “chia sẻ thông tin”. Khi chia sẻ thông tin trực tuyến, người đọc thường ít khi cân nhắc quá kỹ lưỡng và có xu hướng chia sẻ những tin tức xấu. Và rất nhiều tin tức tiêu cực liên quan đến COVID-19. COVID-19 là thứ không thể nắm bắt và không được kiểm soát, mang đến một mối đe dọa rõ ràng đối với các nhu cầu cơ bản như thức ăn, nơi ở, sự an toàn – và quan trọng nhất là duy trì sự sống.

Đôi khi, những thông điệp không rõ ràng từ chính phủ và các quan chức năng là lý do khiến người đọc hoang mang và dễ tin vào tin tức giả. Một ví dụ gần đây là cuộc tranh luận về việc chúng ta nên hay không nên đeo khẩu trang? Tin tức giả mạo thích những “khoảng trống thông tin” như thế này – và lấp đầy chúng bằng những lời đồn nhảm nhí.

Media literacy là gì? ầm quan trọng của nó trong thời đại khủng hoảng thông tin về COVID-19 ra sao?

Media literacy (tạm dịch: học và hiểu về truyền thông) là tập hợp những kỹ năng mà bất kì ai cũng có thể học được. Chẳng hạn như literacy là kĩ năng đọc và viết, media literacy đề cập đến khả năng tiếp cận, phân tích, đánh giá và tạo ra các kiểu thông điệp truyền thông.

Đây là những kĩ năng thiết yếu trong thế giới hiện đại. Ngày nay, mọi người thu nhận thông tin qua phức hợp của những văn bản, hình ảnh và các dạng âm thanh. Chúng ta cần có khả năng điều khiển môi trường  này để biến những thông điệp truyền thông chúng ta tiếp nhận hằng ngày trở nên có ý nghĩa và chúng ta cũng  thể hiện được bản thân mình bằng việc sử dụng đa dạng các công cụ và công nghệ truyền thông.

Mỗi cá nhân cần đặt ra 5 câu hỏi quan trọng, bao gồm:

  • Truy cập: Bạn đang tiêu thụ loại nội dung nào và làm sao để bạn tiếp cận được nó?
  • Phân tích: Bạn có hiểu rõ thông điệp của nó không?
  • Đánh giá: Bạn có nhận thức được rằng mỗi thông điệp được tạo ra bởi một ai đó và chúng dựa trên mục đích và quan điểm của họ?
  • Kiến tạo: Khi tạo ra một hình thức truyền thông, giống như một bài đăng trên trang cá nhân hay trên Instagram, bạn có trách nhiệm gì với những người nhìn thấy nó?
  • Phản hồi: Bạn sẽ làm gì với những thông tin mới nhận được?

Chúng ta có thể làm gì trước việc tràn lan những thông tin sai sự thật về COVID-19?

Nếu chúng ta muốn giải quyết vấn đề tin tức giả mạo liên quan đến COVID-19, có ba điều chúng ta cần làm. 

  • Đầu tiên là ngừng cung cấp thông tin sai lệch. Các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm làm việc này. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính thức một cách chi tiết, rõ ràng và minh bạch để ngăn chặn tin tức giả mạo. 
  • Thứ hai là ngăn chặn quyền truy cập của người dùng với những tin tức giả mạo mà họ có thể xem khi sử dụng  các nền tảng truyền thông xã hội. Facebook đang chạy chương trình này khi cho phép người dùng report nhằm ngăn chặn tin giả (tuy nhiên liệu nó có thành công hay không thì cần phải xem xét).
  • Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, chúng ta với tư cách là người tiếp nhận thông tin cần phải luôn cảnh giác.

Khi gặp thông tin mới, hãy dừng lại một chút và tự hỏi bản thân:

  1. Có phải tôi chỉ vô tâm chấp nhận nội dung đến mà không có sự kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn và dữ kiện?
  2. Tôi tin điều này vì những sự thật tàn khốc chứng minh nó đúng hay vì cảm giác muốn tin vào điều đó?

Trong thời gian chờ đợi những thông tin sai lệch về COVID-19 ngừng lan truyền, hãy giữ an toàn, cẩn thận và suy nghĩ về những gì bạn đang chia sẻ trên mạng xã hội.

Xây dựng kĩ năng media literacy cùng Level 4 – Communication Xcelerator 

Media Literacy trong thế kỷ 21 là một phương pháp tiếp cận trong giáo dục. Nó cung cấp nền tảng để tiếp nhận, phân tích, đánh giá và tạo ra các thông điệp truyền thông dưới nhiều loại hình khác nhau, từ dạng in tới video và internet. Do vậy, một khoá học song song tiếng Anh – sự nghiệp cung cấp các ứng dụng tiếng Anh linh hoạt vào các tình huống kinh doanh, phát triển tối đa kỹ năng tư duy ngôn ngữ logic và kỹ năng mềm trong kinh doanh (Pitching, Small Talking, Personal branding…) có lẽ là điều bạn đang tìm kiếm. Đồng hành cùng các giảng viên “xịn sò” của Impactus, học viên sẽ được học qua các project và thực hành làm việc nhóm, xây dựng kỹ năng tư duy phản biện và thông hiểu thông tin (Media Literacy). Kết quả đạt được sau khóa học Level 4 – Communication Xcelerator sẽ không làm bạn thất vọng:

  • Vốn từ vựng tiếng Anh phong phú và nâng cao về các  lĩnh vực chính của một doanh nghiệp như Bán hàng (Sales), Nhân sự (Human Resources), Tiếp thị (Marketing)… 
  • Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, mở đầu cuộc nói chuyện với người lạ và duy trì cuộc nói chuyện ấy một cách tự nhiên, networking tự nhiên khi giao tiếp với khách hàng và đối tác tiềm năng.
  • Kỹ năng thông hiểu thông tin và truyền thông (media and information literacy), phân tích, đánh giá thông tin và hình thành tư duy phản biện, áp dụng vào môi trường công việc lẫn đời sống hằng ngày.
  • Kỹ năng viết email: Nhanh chóng viết được business email mà không cần tra cứu nhiều. Nắm được cấu trúc và phong cách của business email.
  • Môi trường rèn luyện đầy thử thách với những yêu cầu mới “khó nhằn” hơn về các kỹ năng bạn đã được rèn luyện tại các level dưới như teamwork, interview, presentation …

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

Hãy cho chúng tôi biết những vấn đề bạn đang quan tâm về khóa học và những thắc mắc của bạn. Chuyên viên tư vấn của Impactus sẽ giải đáp thắc mắc và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *