CHI TIẾT VỀ CÁC VÒNG THI MANAGEMENT TRAINEE

Bài viết lần trước đã giới thiệu lí do vì sao các công ty FMCG tổ chức rất nhiều chương trình Management Trainee (MT) mỗi năm, và họ kì vọng gì ở các ứng viên tham dự. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về các vòng thi management trainee nói chung và những điểm đáng lưu tâm trong mỗi vòng thi.

Ngoài ra, bài viết lần này sẽ tập trung lấy ví dụ cụ thể về UFRESH – một cuộc thi lớn và được khá nhiều bạn quan tâm của Unilever.

Vòng 1: CV

Người tuyển dụng sẽ có những đánh giá đầu tiên về bạn qua bản CV để quyết định xem bạn có thích hợp với vị trí Quản trị viên tập sự hay không. Thế nên bạn cần chắc chắn nội dung CV được trình bày ấn tượng nhưng vẫn trung thực. Bạn sẽ được yêu cầu điền vào mẫu CV online hoặc nộp hồ sơ bằng tiếng Anh nên hãy nhớ kiểm tra kỹ CV trước khi gửi đi để tránh mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp.

Nhìn chung, đây là vòng tương đối dễ, bạn chỉ cần đảm bảo các tiêu chí của chương trình đưa ra là có thể vượt qua vòng này, chẳng hạn như dưới 2 năm kinh nghiệm, về GPA v.v

Chẳng hạn với chương trình UFRESH của Unilever, để tiến sâu hơn vào các vòng sau, bạn nên chuẩn bị CV chu đáo, và số lượng chính thức đậu chương trình cũng khá ít, dao động từ 3-5 người mỗi miền. Miền trung thì chỉ có 3 người vào năm 2017. Do đó, CV tập trung vào leadership, hoạt động xã hội, thành tích nổi bật thật nhiều là điều cần có. Kinh nghiệm về Sales hay Trade Marketing thì càng thực tế càng tốt.
Vòng 1: CV

Vòng 2: Kiểm tra giấy

Vòng này bạn sẽ phải tham gia kiểm tra trên giấy để đánh giá chỉ số IQ/EQ; các bài kiểm tra này sẽ được thiết kế và trình bày bằng tiếng Anh. Bạn nên lên mạng tham khảo trước các dạng bài và làm thử để không bị bỡ ngỡ khi làm kiểm tra thật. Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng, bạn cần bình tĩnh và tận dụng thời gian một cách tối đa. Theo đánh giá chung, thì vòng này cũng không có gì hóc búa, các bạn có thể luyện tập thông qua app như Aptitude Test hay IQ Test.

Thời gian vòng này đủ dài để các bạn làm được đầy đủ các câu hỏi. Tuy nhiên đây cũng là test để sàng lọc nên phải cố gắng điểm càng cao càng tốt. Trong quá trình làm thực ra các bạn vẫn có thể sử dụng thêm 1 máy tính khác để search những câu hỏi về kiến thức xã hội.

Nên nhớ đây là cuộc thi và theo lý thuyết trò chơi thì nếu bạn không tận dụng, người khác cũng sẽ tận dụng , còn kết quả cuối cùng chỉ đánh giá bằng số câu trả lời bạn làm được nên bằng cách nào đó, hãy vượt qua vòng này một cách đơn giản nhất và sở hữu số điểm cao nhất có thể.

Vòng 3: Phỏng vấn đầu tiên

Đây là vòng mà bạn sẽ gặp mặt trực tiếp với đại diện của công ty tuyển dụng và họ sẽ đánh giá bạn khá nhiều qua ngoại hình và khả năng giao tiếp. Đừng quên ăn mặc lịch sự, có thái độ nhã nhặn và chuẩn bị kỹ càng các câu hỏi có khả năng sẽ gặp.

Riêng với UFRESH, sau khi làm test khoảng 20-30 ngày thì bạn sẽ nhận được lịch phỏng vấn qua skype. Với số lượng quá đông như vậy nên bên Unilever sẽ thuê HR bên thứ 3 để phỏng vấn các bạn.

Vòng 3: Phỏng vấn đầu tiên

Những câu hỏi thường đi sâu vào tính cách, hoạt động của bạn. Chẳng hạn như:

1_Khó khăn nào là lớn nhất?

2_Thành tựu lớn nhất?

3_Khi khó khăn làm gì?

4_Luận văn làm về chủ đề gì, kết quả phát hiện được gì (nếu có)

5_Câu hỏi về tiếng anh tựa như speaking part 1 của Ielts

6_Công việc công tác xa thì như thế nào, đi xa có ngại không

7_Vì sao chọn ngành này, công việc này v.v

Một số câu hỏi khác cũng khá đơn giản, các bạn có thể search trên mạng được. Tuy nhiên, HR partner hỏi rất sâu và chi tiết để kiếm chứng những gì mình ghi có đúng hay không. Bên cạnh đó, những thông tin này còn được lưu lại để dành cho các vòng sau, các sếp sẽ dựa vào thông tin này để phỏng vấn chuyên sâu.  Cuộc phỏng vấn vòng này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Kết thúc thời gian, HR sẽ ngừng, vây nên bạn hãy cố gắng trả lời hay và phô diễn được nhiều nhất trong thời gian đó.

Sau khoảng 2 tuần thì sẽ có kết quả.

Vòng 4: Làm việc nhóm/ Giải quyết tình huống

Ở vòng này, bạn sẽ phải làm việc theo nhóm cùng với các ứng viên khác. Các ứng viên thường tập trung vào kết quả sau cùng, nhưng vì đây là cuộc thi để trở thành Quản trị viên tập sự, nên quá trình làm việc nhóm chiếm tới 60% quyết định của nhà tuyển dụng trong việc đánh giá khả năng của bạn. Thế nên, hãy làm việc với đồng đội một cách hiệu quả nhất và tránh để xảy ra xung đột.

Cụ thể với UFRESH, thì đây là vòng có vẻ khắc nghiệt và lạ lẫm nhất với tất cả các bạn. Khi có kết quả vào vòng trong, bạn sẽ nhanh chóng có thông tin về team của mình và đề bài. Các bạn sẽ có 1 tuần để khảo sát và làm bài nhóm thuyết trình về tình hình khu vực của mình và đề ra các giải pháp giúp phát triển khu vực.

Khó khăn đầu tiên mà các bạn  gặp phải đó chính là làm thế nào để kết nối tất cả các bạn trong nhóm lại với nhau. Bởi vì đa số sẽ khác vùng với nhau, chẳng hạn như một bạn ở Đà Nẵng, bạn cùng team ở Huế, bạn ở Quảng Bình. Tất cả đều phải về một vùng để họp với nhau và bàn phương án triển khai.

Vòng 4: Làm việc nhóm/ Giải quyết tình huống

Tuy nhiên, bởi vì thời gian làm bài kéo dài suốt một tuần, và hơn nữa do tính chất của cuộc thi tuyển kéo dài, mà trong team sẽ có một số bạn đã tìm được công việc, không muốn bỏ việc đó để theo cuộc thi. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì sự khắc nghiệt của vòng thi và số lượng thì có hạn, nếu đang có một công việc ổn định, bỏ để theo đến cùng cũng rất khó. Những bạn nào mà chưa có việc làm, hoặc thấy công việc mình đang làm không phù hợp thì lại là một lợi thế, như nhiều bạn hay nói đùa là “không còn gì để mất”. Chuyện một thành viên trong nhóm không muốn tham gia tiếp cũng là rất bình thường, nên việc thuyết phục một người cùng tham gia là một vấn đề không dễ chút nào.

Khó khăn tiếp theo, là làm thế nào để trung hòa các cá tính, và chọn ra được một nhóm trưởng để dẫn dắt mọi người trong team. Nếu bạn tự tin thì nên chủ động làm vì đôi khi bạn phải đưa số mệnh của mình vào tay của người khác.

Khi bạn bắt đầu thì nên có một plan kĩ về kế hoạch từng ngày, và việc đầu tiên đó là nắm được hết các thương hiệu của Unilever có mặt ở thị trường Việt Nam. Với một sinh viên mới vừa tốt nghiệp đây cũng là một khó khăn lớn, bạn nên nhờ vào các đồng đội vì có thể họ đã có kinh nghiệm tiếp xúc với thực tế nhiều hơn bạn.

Vòng 5: Phỏng vấn chuyên sâu

Đây sẽ là vòng tuyển dụng cuối cùng và thông thường nhà tuyển dụng sẽ đặt các câu hỏi gợi mở để tìm hiểu về tính cách và con người của bạn. Đây cũng là thời điểm để họ xác định bạn có phù hợp với tính chất công việc và công ty hay không. Bạn nên cố gắng tự tạo cho mình một tâm lý thoải mái ở vòng này và cho họ những câu trả lời mà bạn nghĩ là phù hợp nhất.

Trở lại với UFRESH, buổi này thực chất là diễn ra cùng với ngày các bạn trình bày về kết quả khảo sát vòng 4.  Tính riêng ở vòng 4 thường mỗi miền có khoảng 20-25 bạn xuất sắc nhất.

Đầu tiên các nhóm sẽ trình bày kết quả khảo sát của mình. Buổi hôm đó sẽ có  brand manager (BM), area sales manager (ASM) của miền tới dự và theo dõi, và yên tâm là bài của bạn sẽ bị chặt chém rất nhiều. Bởi vì chúng ta chỉ mới fresh và còn thơ ngây về mọi thứ. Nhưng không sao, đó đều là điểm chung của tất cả mọi người.

Sau khi từng nhóm trình bày, HR sẽ công bố kết quả những bạn được chọn vào vòng 5, tuy nhiên đây chưa phải là kết quả cuối cùng. Số lượng được phỏng vấn tiếp thường chỉ khoảng 5-6 người.

Trong vòng này, các HR sẽ hỏi kĩ hơn về cá tính, về khó khăn đã vượt qua, đặc biệt HR rất quan tâm, khi gặp thất bại mình sẽ làm gì như một thước đo phỏng đoán về thành công trong tương lai, hay dự định trong tương lai gần của mình. Bởi vì nếu đào tạo và được nhận thì bạn bắt buộc phải kí hợp đồng 2 năm với công ty, nếu hủy sẽ bị phạt 100 triệu đồng và khấu trừ theo thời gian.

Mỗi bạn sẽ được gọi lần lượt vào trong vòng 30 phút – 1 tiếng tùy trường hợp. Và sau đó tất cả dắt nhau ra về vui vẻ, chờ ngày có kết quả. Chắc chắn hôm được nhận kết quả là ngày rất vui, cùng với chính sách đãi ngộ khá cao so với mặt bằng chung, và khi trở thành supervisor rồi thì lương còn tốt hơn nhiều. Qua bài viết, hẳn các bạn cũng hiểu rõ về cuộc thi MT được diễn ra như thế nào, và có kế hoạch chi tiết để sớm trở thành quản trị viên tập sự của những công ty tập đoàn đa quốc gia nhé. 

Cuối cùng, đừng ngại liên lạc với Impactus để được tư vấn và giúp đỡ, giải đáp thắc mắc về các kì thi MT khác nhé. Các bạn có thể đăng kí tư vấn trực tiếp tại trang thông tin khóa Kickstart: TẠI ĐÂY

(bài viết có sử dụng thông tin từ nguồn blog của bạn Hoàng Minh: http://hoangminh.org/)

  BẮT ĐẦU SỰ NGHIỆP THĂNG TIẾN TRONG NGÀNH FMCG NGAY

 

THAM KHẢO KHÓA HỌC ROAD TO FMCG COMPANIES TẠI ĐÂY 


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *