KHỞI SẮC SỰ NGHIỆP TRONG NGÀNH SUPPLY CHAIN, TẠI SAO KHÔNG?

Toàn cầu hoá, gia công phần mềm, thuê ngoài lao động quốc tế, kết hợp với tối ưu hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm chi phí hàng hoá và tồn kho xuống và đẩy lợi nhuận tăng lên là lý tưởng của mọi doanh nghiệp. Do đó, vị trí của các chuyên gia chuỗi cung ứng trong ngành supply chain đã tăng lên đáng kể, có thể ví như một chuyên gia lèo lái “con thuyền giá trị” của toàn tổ chức.

Nếu bạn quyết định đi theo con đường này, xin chúc mừng!  Bạn đang nắm giữ hằng hà sa số cơ hội phát triển nhiều nghề nghiệp đa dạng như trở thành chuyên viên dự báo nguồn hàng, hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu, lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho, hậu cần (logistics), quản lý dự án, kho bãi, vận tải, lên kế hoạch sản xuất, thu mua, tìm nguồn cung ứng, quản lý nhà cung ứng xuất nhập khẩu…Lĩnh vực này mang đến rất nhiều cơ hội thăng tiến nếu bạn thực sự đam mê và muốn trở thành một nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.

Cấp gia nhập ngành (Entry-level jobs)

Các công việc chuỗi cung cấp ở mức độ mới gia nhập ngành tạo cơ hội tuyệt vời cho các trẻ có được tầm nhìn toàn diện 360 độ về doanh nghiệp. Các vị trí đó là: nhân viên thu mua (purchaser), nhân viên lập kế hoạch (planner), điều phối viên (coordinator), chuyên viên phân tích chuỗi cung ứng (supply chain analyst) và các vị trí khác làm việc với các bộ phận Tài chính, Bán hàng, Nghiên cứu và Phát triển, Tiếp thị, Kỹ thuật, Quản lý chất lượng và các chức năng khác.

Quản lý cấp trung trong ngành supply chain (Middle Management)

Vị trí quản lý cấp trung có thể kể đến như Quản lý Thu mua (purchasing manager) hoặc Quản lý lập kế hoạch (planning manager) hoặc Quản lý tồn kho (inventory manager) hoặc Quản lý nguồn chiến lược (strategic sourcing manager).  

Sau vài năm giữ vai trò quản lý cấp trung, bạn nên cân nhắc đến việc nâng cấp chức vụ của mình thành quản lý chuỗi cung ứng. Đồng thời, hãy đánh giá kỹ hơn chuỗi cung ứng của công ty bạn. Chức năng công việc của bạn có ảnh hưởng rộng đến toàn bộ chuỗi không? Việc mua hàng của bạn có thực sự có liên quan đến việc tìm nguồn chiến lược không? Vai trò lập kế hoạch của bạn có góp phần tối ưu hóa toàn bộ chuỗi? Khả năng là có thể bạn đã quản lý cả chuỗi cung ứng đó rồi và chỉ cần cập nhật chức vụ trên danh nghĩa của mình cho đúng với thực tế thôi.

Cấp Giám đốc Quản lý Chuỗi Cung ứng (Supply Chain Director Level)

Khi bạn đã trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau ở cấp độ “nhập môn” và quản lý cấp trung – tức là bạn đã giữ vị trí mua hàng, phân tích và lập kế hoạch sản xuất. nguồn chiến lược và kiểm soát tồn kho, đã xuất sắc làm chủ nhiều chức năng của chuỗi cung ứng và được xem là chuyên gia của công ty, điều này đồng nghĩa với việc bạn có 80% cơ hội mà bạn đã đạt được vị trí giám đốc quản lý chuỗi cung ứng.

Trong một công ty lớn, Giám đốc chuỗi cung ứng có thể không phải là giám đốc của chuỗi cung ứng trong toàn bộ công ty, mà là Giám đốc chuỗi cung ứng theo khu vực địa lý cụ thể hoặc theo dòng sản phẩm.

Làm việc trong ngành supply chain

Những cơ hội khác trong ngành supply chain

Khi đã đạt đến độ chín kinh nghiệm và có thành tựu đáng kể trong ngành chuỗi cung ứng ở cấp quản lý hoặc cấp giám đốc, bạn có thể lựa chọn theo đuổi sự nghiệp tư vấn – nơi các chuyên gia tư vấn chuỗi cung ứng rất được trọng vọng.

Một con đường sự nghiệp khác đang dần trở nên phổ biến hơn với các Quản lý chuỗi cung ứng là chuyển từ quản lý chuỗi cung ứng sang quản lý chung hoặc Giám đốc Điều hành. Bởi lẽ các nhà tuyển dụng đã ý thức được rằng, một nhà quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp dày dạn kinh nghiệm, dành cả sự nghiệp của mình để tối ưu hóa lợi nhuận cho công ty và tích hợp các yếu tố kinh doanh, tài chính, sản xuất, kỹ thuật … hoàn toàn là sự lựa chọn lý tưởng cho vị trí điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Nếu bạn vẫn “bâng khuâng” trên con đường định hướng sự nghiệp và giải mã lợi thế cạnh tranh của bản thân, khóa học Foundation to International Career của Impactus giúp bạn có sự chuẩn bị không thể kỹ càng hơn từ kỹ năng viết CV, phỏng vấn thi tuyển đến nhận tư vấn nghề nghiệp từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trước các kỳ tuyển dụng:
Tham khảo ngay tại: ĐÂY


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *