RECAP SỰ KIỆN “BƠI TRONG BIỂN NGHỀ MARKETING” – IMPACTUS vs MARKUS

Contents

Bơi Trong Biển Nghề Marketing – Sống Sót Hay Bị Bỏ Sót?

Chiều ngày 7/4, sự kiện “Bơi Trong Biển Nghề Marketing – Sống Sót Hay Bị Bỏ Sót?”  do Impactus và Markus Marketing School đồng tổ chức đã diễn ra thành công tại BKHUP Co-working Space, Số 17 Tạ Quang Bửu. Sự kiện đã thu hút 150 bạn trẻ đã, đang và sẽ theo đuổi ngành Marketing tại Hà Nội.

Đến với Talkshow, các bạn trẻ đã có cơ hội lắng nghe chia sẻ tâm huyết từ các tiền bối về nghề Marketing và giao lưu trực tiếp với 3 diễn giả đặc biệt của chương trình:  

– Anh Đỗ Xuân Khoa: Founder/CEO – Markus Marketing School & Ella Study; Brand team – TH TrueMilk & Topica

– Anh Lưu Đình Hưng: Founder/Executive Director – Impactus, PR/Communication Specialist – Media Tenor  

– Chị Vũ Quỳnh Hương: Project Director – Business Wire Vietnam; Account Manager – T&A Ogilvy; Marcom Mentor – Impactus

Talkshow kéo dài 3 tiếng, bao gồm 3 phần chính. Tại phần một, 3 diễn giả đã chia sẻ tổng quan góc nhìn về nghề Marketing tại agency và client, cho tới lộ trình dấn thân và những thử thách phải đối mặt sau khi dấn thân vào nghề. Những chia sẻ từ diễn giả:

– Chị Vũ Quỳnh Hương đã có phần chia sẻ  “Career in Marketing – Client or Agency?”: Giới thiệu bức tranh toàn cảnh nghề Marketing (Client vs Agency side).

– Anh Đỗ Xuân Khoa với phần chia sẻ “Marketing – Hiểu đúng để chọn trúng nghề”: hành trang cần thiết cho một newbie ngành Marketer nói chung và tầm quan trọng của tư duy Marketing nói riêng để “sống sót” trong mọi công việc.

– Anh Lưu Đình Hưng, với phần chia sẻ “Kỹ năng mềm cần thiết với Marketer”:  Kỹ năng trong việc ứng tuyển tại các doanh nghiệp nước ngoài & các công ty lớn trong nước.

Tiếp tục chuỗi trải nghiệm sáng tạo, Ban Tổ chức đã tổ chức một Mini Game để giúp các bạn trẻ có cơ hội thử sức khả năng của bản thân ngay trong thời gian diễn ra Talkshow. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” gồm 6 người chơi chia làm 2 đội. Mỗi đội được phát 6 từ quen thuộc liên quan đến Marketing, nhiệm vụ của mỗi đội là 1 người phải vẽ lên giấy để mô tả và các thành viên còn lại sẽ phải gọi tên chính xác từ đó.

Nếu như phần một của talkshow tập trung vào định hướng cũng như lời khuyên chung dành cho các bạn trẻ muốn bước chân vào ngành Marketing, thì tới phần hai, các diễn giả đi sâu hơn vào “tâm sự” vô vàn những câu chuyện “mắt thấy tai nghe” và giải đáp băn khoăn của các bạn trẻ trước ngưỡng cửa vào nghề, xoay quanh 3 vấn đề chính:

– Marketing nghề này chọn tui
– Nhảy việc cũng cần chiến lược
– Thả thính nhà tuyển dụng

Tiếp theo phần hai, phần ba Hỏi – Đáp đã diễn ra sôi nổi với 20 câu hỏi được trực tiếp hỏi và giải đáp tại sự kiện. Sau đây Markus và Impactus xin tóm tắt một số câu hỏi nổi bật từ các bạn tham gia:

Câu hỏi dành cho anh Khoa: Sau khi tốt nghiệp ra trường, cơ duyên nào đã đưa anh đến với nghề Marketing

Anh Khoa chia sẻ: Năm học lớp 11, thú thật là có để ý một bạn cùng lớp, anh mày mò làm poster để tặng người ta. Lúc đó mới có Photoshop 5.5 thì phải, anh dò dẫm, chỉnh ảnh bằng cách đọc tutorial Devian Art, rồi tình cờ bắt gặp một số clip quảng cáo hài và poster người ta làm rất ấn tượng. Anh bắt đầu tìm hiểu về Quảng cáo, mà cũng không thật sự hiểu cái nghề này nó thế nào đâu, xem thấy dí dỏm hấp dẫn, bắt mình phải động não là thích rồi.

Anh Khoa tiếp tục: Lúc bấy giờ khái niệm về quảng cáo, TVC là một thứ gì đó “lạ lẫm”, ở Việt Nam, TVC có chăng là mấy thứ rất đơn giản, “chán chán”, cơ mà nghe nhiều thành quen, cuối cùng lại nghiện. Đến năm anh lớp 12, anh đọc được cuốn sách “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” của First News, anh biết rằng Quảng cáo chỉ là 1 phần nhỏ nhé. Marketing “rộng lớn” hơn mình suy nghĩ, mà tính anh thích những thứ tổng quan, bài bản, nên có lẽ chữ Duyên làm anh thôi thúc, quyết tâm hơn với nghề Marketing.

Khởi sự lập nghiệp trong ngành Marketing, em nên làm Big Corp hay Start-up?  Nếu được đưa ra 1 lời khuyên dành cho các bạn trẻ anh chị sẽ nói gì với các bạn?

Anh Khoa chia sẻ: Khi anh mới ra trường, anh rất quyết tâm phải vào làm Marketing FMCG,  Coca Cola hoặc Unilever, chỉ 1 trong 2 công ty ấy. Sau đó cơ duyên lại đưa anh đến start-up và anh làm việc ở đây 2-3 năm, rồi sau đó anh vẫn phải tìm đường quay về FMCG để thật sự hiểu được Marketing có những thành phần nào. Khi anh vào làm Marketing cho TH True Milk, anh đã được giải đáp hết tất cả những băn khoăn đó và được ứng dụng tất cả những kiến thức và kinh nghiệm anh đã tích lũy trong suốt 3-4 năm cóp nhặt trước đó.

Anh ủng hộ quan điểm là nếu có điều kiện bạn nên vào Big Corp, để được học kiến thức Marketing chất lượng, bài bản để phát triển chuyên môn Marketing thật sự. Nhưng nói thế không có nghĩa là anh khuyên các bạn không vào start-up. Các bạn làm Marketing start-up vẫn rất tốt, sẽ có cơ hội đào sâu hệ thống, hiểu được tầm nhìn và thậm chí được tham gia xây dựng chiến lược công ty nữa.

Anh Hưng bổ sung thêm: anh có cùng quan điểm với anh Khoa và chị Hương – nếu bạn muốn làm và học những thứ  bài bản nhất, đúng ngay từ đầu thì bạn cân nhắc vào big corp. Tuy nhiên khi làm big corp, bạn có thể gặp phải hạn chế là bạn không được tiếp xúc tới thông tin ở các tầng quản trị cao nhất của hệ thống marketing, hoặc nếu có thì cũng khá mất thời gian, 5-7 năm.

Tuy nhiên câu chuyện này lại khác ở startup, nếu bạn đã có kiến thức căn bản và kinh nghiệm nền tảng về marketing, và nếu bạn chủ động tìm kiếm mentor trong mảng này, thì bạn sẽ còn tiến nhanh hơn nữa, từ đó bạn có thể rút ngắn thời gian và hành trình tham gia vào phần quản trị và đưa ra đóng góp cho chiến lược.

Em muốn apply vào 1 vị trí Marketing, trong JD (Job  description – bản mô tả công việc) có yêu cầu 1-2 năm kinh nghiệm Marketing trong FMCG, hoặc đã thi MT, mà em lại chưa có kinh nghiệm này. Tuy nhiên, nếu em rất mong muốn apply công việc này thì có cơ hội nào cho em gia nhập marketing ngành FMCG không ạ?

Anh Hưng: Như anh đã trao đổi, nếu JD đưa ra yêu cầu kỹ lưỡng là 1-2 năm kinh nghiệm trong ngành FMCG thì một là nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải hiểu hệ thống marketing đến mức độ toàn diện nhất định, hai là họ muốn chắc chắn là bạn đã hiểu về đặc thù ngành industry FMCG ra sao. Họ muốn bạn làm được việc luôn chứ không muốn train lại cho bạn từ đầu. Công ty như vậy thì quy trình marketing  của họ sẽ khá tương đồng với FMCG.

Như vậy, điều đầu tiên là bạn phải thể hiện được điều họ kỳ vọng ở bạn ngay trong ấn tượng đầu tiên – đó là CV. Bạn thể hiện được rằng bạn nắm chắc được quy trình marketing bài bản và sự hiểu biết, được tiếp xúc với các tầng quản trị cao trong marketing trước đó. Dù kinh nghiệm FMCG bị khuyết trong CV của bạn, nhưng nếu trong CV của bạn có điểm khác sáng hơn bù lấp, bạn vẫn sẽ có cơ hội được gọi đi phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ cần chuẩn bị và thể hiện những kiến thức, insight về ngành FMCG của bạn để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Chị Hương: Có thêm một con đường nữa để bạn có thêm kinh nghiệm trong ngành FMCG là làm agency và làm với client ngành FMCG. Bạn có thể nêu tên khách hàng ngành FMCG trong CV như một bảo chứng cho kinh nghiệm trong ngành FMCG.   

Anh Khoa bổ sung: Chị Hương đưa ra một hướng đi rất hay và anh đã chứng kiến nhiều bạn đi theo hướng đó, đó là đi từ agency sang client, trong đó vị trí account là vị trí khá phù hợp. Một kinh nghiệm nữa là em có thể làm start-up và quay về làm FMCG. Bên cạnh đó, trong CV em có thể thể hiện portfolio hoặc bản phân tích để phân tích 1 brand mà em muốn làm trong công ty FMCG, từ đó đưa ra đề xuất cho họ. Em cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy em thực sự tâm huyết và có kiến thức về ngành. Em đừng quá “sợ” vì kiến thức của FMCG cũng không phải điều gì đó quá to tát, thần thánh hay kinh khủng đâu.

Em không học đúng chuyên ngành Marketing, không có bằng cấp liên quan, con đường theo nghề có chông gai hơn không?

Chuyện “làm trái ngành” chắc chắn là sẽ chông gai, nhưng không có nghĩa là không vượt qua được. Quan trọng không phải là những kiến thức đã được người khác đào tạo, mà ngành học này đòi hỏi sự chủ động học hỏi, luôn đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời từ cuộc sống xung quanh, tự mày mò, đưa ra các bài tập luyện tâp thực tế cho bản thân và cọ xát, mạnh dạn ứng tuyển ở nhiều cuộc thi…  

Em đang học Thiết kế đồ họa, design, em muốn theo đuổi Marketing, các diễn giả có lời khuyên nào cho em?

Chị Hương: Nếu bạn có chuyên ngành về đồ họa thì mảng trong Marketing bạn có thể tham gia là Creative.

Nếu bạn muốn tham gia vào content và communication thì sẽ hơi khó khăn một chút

Định hướng nghề nghiệp: Em đã từng làm sales, có theo học 1 khóa Marketing foundation có kiến thức nền tảng về Marketing. Em có định hướng làm account, tuy nhiên trong khi làm việc teamwork thì em rất khó khăn trong việc đồng ý quan điểm với những ai có ý kiến khác biệt với mình. Với tính cách như vậy thì em nên thay đổi thế nào để phù hợp với vị trí mà em muốn hướng đến? Em cần học tập, trau dồi thêm kỹ năng gì để tiến gần hơn đến công việc em mong muốn này?

Chị Hương chia sẻ: Bạn cần trả lời câu hỏi bạn có thực sự muốn và sẵn sàng thay đổi bản thân hay không, đây có đúng là vị trí mà bạn muốn không. Nếu bạn thật sự rất rất muốn thì dù là phải kiểm soát bản thân hay học hỏi thêm kỹ năng mới thì bạn cũng có thể làm được. Vị trí account ở Việt Nam ở hầu hết các agency nhỏ thì bạn cần có kỹ năng multi-tasking, cái gì cũng phải làm và cái gì cũng phải làm được. Và điều quan trọng nhất là phải có kỹ năng quản lý khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần có thái độ vui vẻ khi contact khách hàng. Việc kiểm soát cảm xúc cá nhân do đó vô cùng quan trọng.

Chị Hương nói thêm: Hôm nay tâm trạng bạn không vui, bạn có chuyện buồn, bạn vẫn phải làm việc với khách hàng. Hơn thế nữa, account không chỉ cần giao tiếp với khách hàng ngoại bộ, mà còn với cả khách hàng nội bộ (finance, creative…) để ra được kết quả làm việc cuối cùng như client muốn. Đây là vị trí coordinate – tham gia điều phối vào tất cả hoạt động để công việc trôi chảy thuận lợi. Do đó kỹ năng communication – giao tiếp là một trong các kỹ năng quan trọng nhất mà bạn sẽ cần trau dồi.      

Diễn giả sự kiện nghề Marketing

Em có dự định thi MT mảng marketing, em muốn hỏi anh Hưng là theo anh, tầm quan trọng của problem solving trong các kỳ thi MT như thế nào?

Anh Hưng chia sẻ: Các kỳ thi MT chủ yếu kiểm tra năng lực tư duy và giao tiếp của ứng viên. Problem solving là sự kết hợp của cả 2 kỹ năng này khi bạn phải vận dụng khả năng tư duy (Critical, Analytical skills) để chọn lọc và phân tích dữ liệu trong các case studies dài hàng chục trang, rồi sau đó là dùng kỹ năng giao tiếp để truyền tải dữ liệu thông qua các chiến dịch vừa được thiết kế.

Anh Hưng nói tiếp: Trong quá trình tư duy và truyền tải dữ liệu, có rất nhiều điểm hợp lý hoặc bất hợp lý khiến bạn phải liên tục đánh giá lại tính khả thi hay sư xác thực của dữ liệu, đây được hiểu là 1 lát cắt của PS khi bạn phải nhìn ra các vấn đề và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Chính vì vậy đây là kỹ năng gần như là chủ đạo được các nhà tuyển dụng tìm kiếm từ ứng viên trong các chương trình MT.      

Markus & Impactus xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đã quan tâm và dành thời gian tham dự talkshow “Bơi trong biển nghề Marketing: Sống sót hay bị bỏ sót?”. Cảm ơn 3 vị diễn giả chị Vũ Quỳnh Hương, anh Đỗ Xuân Khoa và anh Lưu Đình Hưng vì những lời khuyên hữu ích dành cho các bạn trẻ và những câu chuyện nghề thú vị. Cảm ơn các đơn vị đã hỗ trợ Markus & Impactus trong công tác truyền thông sự kiện, tài trợ địa điểm đã đồng hành cùng chúng tôi suốt thời gian vừa qua:

  • Đơn vị hỗ trợ truyền thông: English Club FTU, Color ME, Câu lạc bộ YEC NEU, Câu lạc bộ tranh biện NEU, Slide Factory, YBOX.vn, YMC FTU, YRC FTU, Living Skills Club,…
  • Nhà tài trợ địa điểm: UP Co-working space

Sự kiện nghề Marketing

Hy vọng với 3 tiếng ngắn ngủi, talkshow đã phần nào giúp các Marketers trẻ trả lời được những băn khoăn của bản thân cũng truyền cảm hứng cho các bạn trên con đường sự nghiệp tương lai.

Markus & Impactus hy vọng rằng trong tương lai không xa, sẽ có thêm thật nhiều các bạn trẻ can đảm theo đuổi và dấn thân vào thế giới Marketing sáng tạo. Đối với các bạn đã và đang bước đi trên con đường đầy chông gai này, chúc các bạn hãy luôn giữ lửa đam mê, vững ý chí để tiến xa hơn nữa.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *