cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong ngành marketing

BỊ SA THẢI: GIẢI THÍCH THẾ NÀO KHI PHỎNG VẤN?

Nếu bạn đã từng bị đuổi việc, hẳn là bạn sẽ cảm thấy lo sợ quá khứ sẽ ảnh hưởng đến những cuộc phỏng vấn xin việc sau này. Bạn muốn gây ấn tượng với sếp mới của mình và cảm thấy thiếu tự tin khi để cho sếp biết được bạn đã từng bị sa thải. Vậy làm cách nào để ứng phó với những câu hỏi về quá khứ của bạn? Bị sa thải giải thích thế nào? Sau đây là một vài chiến lược giúp bạn trở thành một ứng viên tốt và đáng tin cậy:

Chuẩn bị câu trả lời trước

Điều tốt nhất bạn có thể làm là sẵn sàng trả lời những câu hỏi về kinh nghiệm làm việc trước kia của bạn. Chuẩn bị trước bằng cách nghĩ về kinh nghiệm làm việc thất bại của bạn. Tại sao bạn bị đuổi việc? Bạn đã học được những gì từ kinh nghiệm đó? Những việc làm đúng, sai của bạn? Cố gắng xem xét tình huống một cách lạc quan và dưới góc độ quan điểm của bản thân bạn cũng như của nhà tuyển dụng. Nếu bạn cứ than thân trách phận về việc mình bị mất việc thì sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì hết và thậm chí tư tưởng thiếu tự tin này có thể sẽ khiến bạn thất bại trong cuộc phỏng vấn.

Đừng có “Không khảo mà xưng”

Lee E. Miller, chủ tịch của NegotiationPlus.com cho rằng “Bạn nên thành thật nhưng bạn có thể nói đến việc bạn bị sa thải hay không thì tuỳ vào bạn”. Điều này có nghĩa là bạn không cần công khai về việc bạn bị sa thải nếu nhà tuyển dụng không nhắc đến. Bạn nên bỏ qua chuyện bạn bị đuổi việc. Ví dụ, bạn có thể nói rằng bạn đã rời công ty hoặc nói ngắn gọn về công việc, tiếp đến, hãy nói về những thành tích mà bạn đã đạt được ở công ty cũ. Nói là: “Tôi thấy công việc/ công ty cũ không còn là phù hợp với tôi nữa”. Thật đơn giản và đầy đủ.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng thủ thuật này không phải lúc nào cũng phù hợp trong mọi tình huống. Nếu bạn đã từng làm việc ở nhiều nơi khác nhau, bạn có thể nói đến những kinh nghiệm của những công việc đó.

bị sa thải giải thích thế nào

Giải thích tình huống ngắn gọn, hướng vào những điều tốt lành

Sự thật là bạn đã từng bị đuổi việc và bạn không thể lảng tránh câu hỏi khi nhà tuyển dụng đề cập đến. Trong trường hợp đó, bạn nên giải thích ngắn gọn và không nên quá lo ngại. Ví dụ: “Trong thời gian tôi làm việc, công ty cũng như phòng tôi có nhiều sự thay đổi. Thật không may cấp trên trực tiếp của tôi lại cần những kỹ năng mà tôi không có”. Sau khi bạn giải thích lý do bạn ra đi thì bạn hãy tiếp tục trình bày với thái độ lạc quan: “Từ đó trở đi, tôi không ngừng trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết. Tôi tham gia một số lớp học vi tính cũng như trở thành thành viên của một số hiệp hội nghề, và dần dần tôi cảm thấy tự tin và học hỏi được nhiều điều hơn”.

Điều quan trọng ở đây là bạn hãy chỉ ra những kinh nghiệm mà bạn đã đạt được và bạn đã làm những gì để phát triển bản thân, trong cuộc phỏng vấn, hãy tập trung vào những việc làm tích cực. “Bạn phải giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực”, Miller cho hay. Điều này có nghĩa là “học hỏi từ quá khứ nhưng nghĩ về tương lai”.

Luôn lạc quan trong mọi tình huống

Bạn đã từng bị đuổi việc vì sếp thật kinh khủng hoặc bạn bị đồng nghiệp nói xấu. Dù thế nào đi nữa thì đây cũng là một cuộc phỏng vấn, hãy tỏ ra là một người lạc quan và chuyên nghiệp, ông Miller khuyên: “Đừng bao giờ nói xấu sếp hoặc công ty cũ của bạn”. Hãy nhớ rằng, cuộc phỏng vấn không có chỗ để trút bỏ những chỉ trích tiêu cực của bạn!

Nếu bạn vẫn “bâng khuâng” trên con đường định hướng sự nghiệp và giải mã lợi thế cạnh tranh của bản thân, khóa học Foundation to International Career của Impactus giúp bạn có sự chuẩn bị không thể kỹ càng hơn từ kỹ năng viết CV, phỏng vấn thi tuyển đến nhận tư vấn nghề nghiệp từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trước các kỳ tuyển dụng:
Tham khảo ngay tại: ĐÂY

Theo Careerbuilder


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *