NHỮNG TỪ “HỦY HOẠI” CV CỦA BẠN!

Đã bao lần bạn “rải thảm” CV vào các công ty mà không nhận được bất kì liên lạc phỏng vấn nào? Nếu đúng, bạn không hề đơn độc. Hãy xem những từ hủy hoại CV của bạn để tránh mắc phải ở bài viết dưới đây nhé.

Mình cũng rơi vào tình trạng “khóc dở mếu dở” trên vào thời điểm mới ra trường. Tốt nghiệp đại học danh tiếng, bằng giỏi, cũng là phó chủ nhiệm của một câu lạc bộ “lơn lớn”, tiếng Anh cũng đủ “chấm” để oai với bạn bè. Nhưng rồi “cuộc sống không giống cuộc đời”, mình bị phũ bởi hầu hết các công ty có tiếng mình nhắm tới. Đến hôm mình “mặt dày” đến gặp “bà chị trùm khó tính” đang làm headhunter của một công ty nước ngoài có tiếng (xin được phép giấu tên), bị tổng sỉ vả và được cho 1 bài “dạy dỗ”, mình mới biết mình đã viết CV một cách tùy tiện và đưa vào những từ bị “ghét” bởi các anh chị nhân sự. Mình xin chia sẻ với các bạn để từ sau tránh đưa vào để CV trở nên chuyên nghiệp và “hút mắt” nhé:

tiếng Anh giao tiếp impactus.com.vn

1. “Responsible for”

Thừa hưởng “tinh thần bôi chữ” hồi học IELTS, ở hầu hết phần Experience mình đều để cụm “responsible for doing something”. Thực chất, đây là cụm từ quá thừa thãi và làm kinh nghiệm của bạn bị nhạt đi. Các bạn nên bỏ 2 từ này và sử dụng các động từ chủ động thể hiện công việc hay các thành tích của bạn đạt được. Ví dụ, thay vì viết “responsible for managing projects in the club”, bạn chỉ cần viết: “Manage projects in the club”.

2. “References available by request”

Câu này là mình học lỏm từ một ông anh “nộp phát trúng ngay” vào vị trí Marketing. Để đỡ “tốn giấy” viết references, mình nghĩ không ít bạn trẻ như mình cũng ném câu này vào CV cho có lệ. Theo nguyên văn bà chị: “Chẳng ai thèm để ý tới references trong CV của chú khi chưa interview đâu. Chỉ khi chú interview xong và người ta cân nhắc thì “may ra” mới được hỏi references nhá.” Cũng hay, đỡ được 2 dòng trong cái CV “bôi chữ” của mình.

3. “Microsoft Office”

Quen thuộc chưa??? Đừng bảo bạn chưa bao giờ ghi kĩ năng này vào trong CV nhé. Mình cũng cố nhồi nhét cho mục skill “hoàng tá tràng” để phủ đầu nhà tuyển dụng. Nhưng không, thời đại này chẳng ai không thông thạo Microsoft Office, do đó thêm 2 từ này không giúp bạn nổi bật lên trong số các ứng viên cùng tranh nhau vào vị trí đăng tuyển. Trong CV, thừa là lỗi, bỏ luôn hôm nay đi nhé.

4. “I, me, my….”

Ơ thế CV không nói về bản thân tôi thì nói về ai bây giờ? Mình từng ngây thơ con cá cờ để những từ này trong phần ABOUT ME để cố gắng nhấn mạnh cái tôi cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp. Buồn thay, nhà tuyển dụng biết thừa bạn đang nói về bản thân bạn, nên dùng các đại từ phản thân sẽ trở nên thừa thãi. Một đường gạch đỏ lòm trong CV của mình và cái quắc mắt của bà chị già khi lặp tới 3 lần từ “my” trong CV.

5. “Hobbies”

“Ăn hành nguyên củ” là cảm giác mình nhận được khi bị một cú cốc đầu do thêm phần Hobbies vào CV. Chắc một vài bạn cũng dính chưởng lỗi này khi kinh nghiệm làm việc không nhiều và cố gắng điền đủ 1 trang CV. Điều quan trọng ở đây là chẳng ai quan tâm bạn thích hay ghét gì, họ chỉ quan tâm tới việc bạn có thể làm được việc và đem lại lợi ích cho công ty hay không thôi.

kỹ năng giao tiếp

6. “Communication skills”

Mình từng có kinh nghiệm làm trong câu lạc bộ, kêu gọi tài trợ bla bla, nên mình hoàn toàn tin tưởng rằng khả năng giao tiếp của mình thuộc hàng “top” trong giới sinh viên. Nhưng thực tế nhà tuyển dụng không biết bạn có “chém gió” trong CV hay không? Communication skills là nói chuyện ấy hả? Ai đánh giá bạn có kĩ năng communication tốt? Liệu bạn và nhà tuyển dụng có cùng định nghĩa khi nói về communication skill hay không? Lời khuyên của bà chị làm mình nhớ mãi về kĩ năng này: “ Nếu mày viết cái CV không ra hồn thì đừng bao giờ nói rằng mình có kĩ năng communication tốt.”

Còn nhiều lỗi nữa nhưng mình “giấu dốt” chưa dám chia sẻ thêm với mọi người. Nhưng đây là những lỗi phổ biến nhất mà mình nghĩ các bạn ít nhất sẽ phạm phải một lần. Hy vọng mọi người chung tay “loại bỏ” những từ này để làm CV của bạn trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn

Trên đây là một bài chia sẻ từ một bạn nam về những lỗi “nho nhỏ” nhưng lại gây ra hậu quả “to lớn” với các bạn đang apply vào các công ty quốc tế. Hãy đến với khóa học Foundation to International Career để tránh phải những lỗi “chết người” trong quá trình apply và tìm được con đường “chân lí” cho sự nghiệp của mình.


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *