tiếng anh giao tiếp công sở

ĐỪNG LÀM KHÓ NHÀ TUYỂN DỤNG BỞI TRÌNH TIẾNG ANH DỞ TỆ

Câu hỏi được đặt ra với chủ 1 doanh nghiệp lớn:

Có 2 ứng viên cùng ứng tuyển vào 1 vị trí. Người đầu tiên rất giỏi chuyên môn nhưng không nói được một chữ Tiếng Anh nào với người thứ hai chỉ có kiến thức cơ bản nhưng có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, anh sẽ chọn ai? Mỗi nhà tuyển dụng đều có riêng cho mình 1 chiến lược để “chọn mặt gửi vàng”. Họ sẽ tính toán kĩ lưỡng để có thể tối ưu hóa nguồn nhân lực. Như 1 nhà tuyển dụng đã từng nói “Kĩ năng chuyên môn công ty có thể đào tạo, nhưng kĩ năng ngôn ngữ thì không thể có được trong 1 sớm 1 chiều”.

Kết quả là người thứ 2 được chọn. Vậy tại sao người giỏi chuyên môn nhưng không thành thạo ngoại ngữ lại bị loại? Bởi vì những lý do sau:

1. Không nói được tiếng Anh đồng nghĩa với mất năng lực cạnh tranh

Trong bối cảnh hội nhập toàn diện và quốc tế hóa hiện nay, giao tiếp xuyên văn hóa là một yêu cầu cấp thiết. Tiếng Anh giao tiếp trở thành  một lợi thế cạnh tranh rõ rệt.  Một nhân viên biết tiếng anh rõ ràng sẽ có khả năng nắm bắt nhanh và tư duy nhạy bén hơn đối với những kiến thức mang tính toàn cầu. Khả năng ngôn ngữ lưu loát cũng sẽ giúp bạn chiếm ưu thế trong phòng phỏng vấn loại trừ. 80% các cuộc phỏng vấn tại các công ty Việt Nam (chưa nói đến công ty nước ngoài) được thực hiện bằng tiếng Anh. Không giỏi môn ngoại ngữ này đồng nghĩa với việc bạn đã tự “đào hố chôn mình” ngay từ vòng phỏng vấn đầu tiên rồi.

2. Gây ảnh hưởng xấu tới bộ mặt công ty

Hiện nay, có 1 thực tế là nhân viên người Việt luôn chật vật với vốn liếng tiếng Anh giao tiếp để làm việc của mình. Tôi đã từng chứng kiến không ít các tình huống dở khóc dở cười vì vấn nạn “kém tiếng Anh” .

Ví dụ như có lần tôi tận mắt chứng kiến 1 bạn giao dịch viên tại 1 ngân hàng công thương Việt Nam loay hoay suốt 1, 2 tiếng đồng hồ mà vẫn không giải quyết được giao dịch của khách nước ngoài. Kết quả là chị khách người Hàn kia hậm hực đi về mà không làm gì được được.

Mới tuần trước thôi, tôi có tham dự 1 sự kiện kỉ niệm 20 năm thành lập công ty của 1  công ty đối tác. Ban tổ chức được 1 phen tẽn tò vì dòng chữ “Ceremony of 20th anniversary” bị viết sai chính tả. 1 chữ cái “n” đã biến mất còn “aniversary”. Chỉ 1 chi tiết nhỏ ấy thôi nhưng đã khiến cho bộ mặt của cả một công ty và độ trang trọng của buổi lễ bị tổn hại không hề nhỏ.

gay anh huong xau toi bo mat cong ty

3. GIẢM CƠ HỘI THĂNG TIẾN CHO SỰ NGHIỆP

Một người bạn của tôi đã vô cùng sốc khi biết được bảng lượng của anh đồng nghiệp làm cùng vị trí cao gấp đôi cô ấy. Chỉ vì anh ta… biết tiếng Anh. Đó cũng là lí do anh ta thường xuyên được sếp cử đi gặp đối tác kí hợp đồng. Mỗi chuyến đi công tác nước ngoài, sếp đều dẫn anh ta theo cả. Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy, tiếng Anh không chỉ còn là yếu tố “cộng điểm” mà đang dần trở thành một công cụ bắt buộc để làm việc. Nắm được công cụ đắc lực này, bạn sẽ ghi điểm trong mắt sếp, đồng nghiệp và tự tạo cho mình cơ hội “tiến thân” trong tương lai.

Giảm cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

TẠM KẾT:

Trong thời buổi hội nhập, tiếng Anh đã trở thành một kỹ năng tạo ưu thế cho rất nhiều ứng viên trong các kỳ thi tuyển dụng. Chính vì thế, nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Vì chúng ta không sống ở một quốc gia nói tiếng Anh nên việc luyện tập gắn với mục tiêu lại càng quan trọng để trở thành một cá nhân ưu tú lại càng quan trọngĐây là kinh nghiệm tôi rút ra được từ hàng nghìn học viên khác, bởi họ chưa bao giờ được đặt chân tới một quốc gia nói tiếng Anh. Nếu bạn cũng giống như họ thì cách duy nhất để bạn loại bỏ rào cản kỹ năng ngôn ngữ của mình là xác định mục tiêu học tập, thực hành gắn liền với mục tiêu và tìm được môi trường thực hành hứng thú. Chúc các bạn thành công!

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy Like và Share để bạn bè cùng biết. Nếu có bất cứ thắc mắc hay ý kiến đóng góp nào, bạn vui lòng để lại comment ở bên dưới nhé!


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *