Những quy tắc vàng khi phỏng vấn tiếng Anh với người Nhật

Phỏng vấn tiếng Anh với người Nhật không dễ như việc phỏng vấn tiếng Anh với người Mỹ hoặc người chuyên nói ngôn ngữ Anh. Phỏng vấn tiếng Anh với nhà tuyển dụng Nhật Bản, bạn cần phải vừa có tiếng Anh tốt lại nắm được văn hóa phỏng vấn của người Nhật. Điều này quả thực không đơn giản tý nào. Để chúng tôi mách cho bạn vài cách khi phỏng vấn tiếng Anh với người Nhật trong bài viết dưới đây nhé!

Lời khuyên cho những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh với người Nhật thường gặp

1. Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?

Đây là câu hỏi thường gặp tuy nhiên cũng là câu hỏi rất quan trọng đối với bạn. Nếu trả lời không khéo bản sẽ dễ mắc vào luẩn quẩn, mâu thuẫn với các câu hỏi sau. Cũng chính nhờ câu hỏi này mà Nhà tuyển dụng biết được tính cách, trình độ của bạn và tiếp tục đưa ra những câu hỏi hóc búa sau này.

Lời khuyên: Người Nhật rất hay để ý đến sự thay đổi sắc thái gương mặt, sự biểu cảm của bạn. Bạn hãy tỏ vẻ tự tin và trả lời thật thoải mái. Đừng quá sợ sệt mà mất đi phong thái của bạn tuy nhiên cũng đừng tự tin quá lại trở thành sự phản cảm đối với họ. Thay vào đó bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào mắt của họ. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao.

2. Bạn đã từng làm ở đâu và tại sao lại nghỉ việc tại công ty cũ?

Đây là cơ hội tốt cho bạn thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong công việc của bạn. Bạn nên tránh trả lời những câu sau: việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; Sếp khó tính; ..

Lời khuyên: Người Nhật đánh giá cao sự trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Hãy trả lời ý như: Tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; Do tôi muốn được làm gần nhà; Tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật; Hoặc lương ở công ty cũ thấp đôi khi cũng vẫn được chấp nhận…

3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Đây là lúc thể hiện sự hiểu biết của bạn trong công việc. Bạn hãy nói một cách thật thoải mãi những gì bạn biết và nên chuyên sâu về vấn đề đó.

Lời khuyên: Bạn đừng nên kể miên man, kể nhiều điều mà bạn chưa nắm rõ. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sâu, chuyên môn của nhà tuyển dụng thì nhà tuyển dụng Nhật Bản sẽ hỏi bạn đến cùng để xem kiến thức của bạn đạt đến như thế nào.

4. Nhược điểm của bạn là gì?

Đây là câu hỏi mà nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị mất điểm trong buổi phỏng vấn với người Nhật.

Lời khuyên: Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: Giải quyết công việc còn chậm hay chưa nắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé.

5. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng.

Lời khuyên: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện là nếu được làm việc tại công ty thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài.

6. Bạn yêu cầu mức lương bao nhiêu?

Đây có lẽ là câu hỏi khó đối và nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đó cũng là 1 phần quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.

Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật Bản đều có một mức lương sàn cho những người mới vào. Nên bạn nên chú ý là đừng đòi hỏi quá cao. Còn việc trả lời thấp thì cũng vẫn được chấp nhận vì nếu thấp dưới mức sàn của họ thì họ sẽ vẫn cho bạn bằng mức sàn. Còn nếu tuyển dụng bạn làm quản lý thì hãy lựa mức lương phù hợp để trả lời nhé.

Tham khảo thêm những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh ai cũng nên biết

Bộ từ vựng hữu dụng khi phỏng vấn tiếng Anh với người Nhật

Từ vựngNghĩa tiếng Việt Phiên âm
Starting date (n.p)ngày bắt đầu/ˈstɑːtɪŋ deɪt/
Leaving date (n.p)ngày nghỉ việc/ˈliːvɪŋ deɪt/
Health insurance (n.p)bảo hiểm sức khỏe/hɛlθ ɪnˈʃʊər(ə)ns/
Bonus (n)tiền thưởng/ˈbəʊnəs/
Welfare (n)chế độ đãi ngộ/ˈwelfeə(r)/
Paid holiday (n.p)ngày nghỉ vẫn trả lương/peɪd ˈhɒlədeɪ/
Sick pay (n.p)lương ngày ốm, bệnh/sɪk peɪ/
Extra payment

for overtime work (n.p)

Lương tăng ca/ˈekstrə ˈpeɪmənt

fɔːr ˈəʊvətaɪm wɜːk/

Salary = pay (n)tiền lương/ˈsæləri/ = /peɪ/
Maternity leave (n.p)nghỉ thai sản/məˈtɜːnəti liːv/
Promotion (n)thăng chức/prəˈməʊʃn/
Salary increase (n.p)tăng lương/ˈsæləri ɪnˈkriːs/
Training scheme (n.p)chế độ tập huấn/ˈtreɪnɪŋ skiːm/
Part-time education (n.p)đào tạo bán thời gian/pɑːt–taɪm ˌedʒuˈkeɪʃn/
Travel expense (n.p)chi phí đi lại/ˈtrævl ɪkˈspens/

 

Interpersonal skill (n.p) kỹ năng xã hội/ˌɪntəˈpɜːsənl skɪl/
Analytical nature (n.p) kỹ năng phân tích/ˌænəˈlɪtɪkl ˈneɪtʃə/
Problem-solving (n) giải quyết khó khăn/ˈprɒbləm sɒlvɪŋ/
Soft skill (n.p)kỹ năng mềm/sɒft skɪl/
Communication skill (n.p)kỹ năng giao tiếp/kəˌmjuːnɪˈkeɪʃən skɪl/
Teamwork (n)làm việc nhóm/’tiːmwɜːk/
Collaboration skill (n.p)kỹ năng hợp tác/kəˌlæbəˈreɪʃən skɪl/

 

Professional (adj) chuyên nghiệp/prəˈfɛʃənl/
Confident (adj) tự tin/ˈkɒnfɪdənt/
Goal orientedcó mục tiêu/gəʊl ˈɔːriəntɪd/
Detail oriented chi tiết/ˈdiːteɪl ˈɔːriəntɪd/
Hard-working (adj) chăm chỉ/hɑːd ˈwɜːkɪŋ/
Independent (adj) độc lập/ˌɪndɪˈpendənt/

 

Qualification (n)bằng cấp/ˌkwɒlɪfɪˈkeɪʃn/
Trained (adj)đã được đào tạo/treɪnd/
Year of experience (n)năm kinh nghiệm/jɪə(r) əv ɪkˈspɪəriəns/
Level of education (n)trình độ học vấn/ˈlevl əv ˌedʒuˈkeɪʃn/
Elementary school (n)tiểu học/ˌelɪˈmentri skuːl/
Secondary school (n)trung học cơ sở/ˈsekəndri skuːl/
High school (n)trung học phổ thông/ˈhaɪ skuːl/
High school diploma (n.p)bằng tốt nghiệp phổ thông/ˈhaɪ skuːl dɪˈpləʊmə/
Undergraduate (n)sinh viên chưa tốt nghiệp/ˌʌndəˈɡrædʒuət/
Bachelor of Science  (n) (BS or BSc)kỹ sư các ngành học khoa học tự nhiên/ˈbætʃələ(r) əv ˈsaɪəns/
Bachelor of Arts (n) (BA)cử nhân các ngành học khoa học xã hội/ˈbætʃələ(r) əv ˈɑːts/
Graduate (n)trình độ hậu đại học/ˈɡrædʒuət/
Master of Arts (n) (MA)Thạc sĩ các ngành học xã hội/ˈmɑːstə(r) əv ˈɑːts/
Master of Science (MS or MSc)Thạc sĩ các ngành tự nhiên/ˈmɑːstə(r) əv ˈsaɪəns/
Doctorate (n)học vị Tiến sĩ/’dɒktərət/
Doctor of Philosophy (n) (PhD)Tiến sĩ/ˈdɒktə(r) əv fəˈlɒsəfi/
Experience (n) kinh nghiệm/ɪkˈspɪəriəns/

 

Những lưu ý khi phỏng vấn với người Nhật bằng tiếng Anh

1/ Làm quen với giọng người Nhật bằng tiếng Anh

Nếu bạn là người có trình độ tiếng Anh tốt, đặc biệt nói giọng Anh Mỹ tốt thì lại là nguy cơ lớn khi phỏng vấn với người Nhật. Bởi phần đa người Châu Á lại nói tiếng Anh theo tiếng địa phương của họ chứ không thuần châu Âu hay Mỹ. 

Vậy nên, chúng tôi khuyên bạn nên nghe tiếng Anh tại nhà bằng giọng Châu Á trước buổi phỏng vấn với người Nhật từ 3 đến 5 ngày để biết rằng cách nói chuyện tiếng Anh của người Châu Á mắc những lỗi sai nào, tránh trường hợp người ta nói sai nhiều quá, bạn cũng không thể hiểu được.

2/ Nói chậm và rõ trong lúc phỏng vấn

Vì là phỏng vấn khi hai bên không cùng chung ngôn ngữ nên bạn cần phải nói chậm, làm sao cho câu nói của bạn thật rõ ràng để cho người phiên dịch cho người Nhật có thể hiểu và truyền lời dịch cho người phỏng vấn. Nếu người Nhật trực tiếp phỏng vấn bạn không thông qua phiên dịch thì cũng cần phải nói chậm và rõ ràng. Hạn chế nói nhanh, khiến người kia không thể hiểu được và hỏi lại nhiều lần. Như vậy sẽ rất dễ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

3/ Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể

Khi phỏng vấn nói riêng và giao tiếp nói chung, sử dụng mắt để gây được thiện cảm với người đối diện là điều vô cùng cần thiết. Khi phỏng vấn, bạn nên nhìn thẳng vào người phỏng vấn. Phỏng vấn với người Nhật bạn cần chú ý sử dụng cử chỉ tay. Người Nhật nổi tiếng với sự nghiêm khắc cũng như khiêm tốn. Họ không thể hiện cái tôi của mình quá nhiều ra bên ngoài. Bạn nên hạn chế sử dụng cử chỉ tay khua khoắng quá nhiều như muốn chứng tỏ tôi là số 1 một cách thiếu tinh tế như vậy. Nên khua tay nhẹ nhàng và cần thiết. 

4/ Đan xen thuật ngữ chuyên ngành hợp lý

Bạn nên thể hiện thái độ khiêm nhường, khiêm tốn trong buổi phỏng vấn với người Nhật và đặc biệt lưu ý không sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành nếu thực sự nó là không cần thiết. 

Tham khảo bộ 119 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành kinh tế nhất định phải biết


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *