Management Trainee là gì

MANAGEMENT TRAINEE #1: HÀNH TRÌNH MNCS – MANAGEMENT TRAINEE LÀ GÌ?

Managemet Trainee là gì? Tổng quan và kinh nghiệm trong quá trình thi tuyển – những thất bại, thành công và chiến lược của bản thân mình với MT, môi trường, văn hoá của MNCs (Multinational corporation) sẽ được tóm tắt ở bài viết này.

Chào các bạn,

Như đã đề cập đợt trước thì thời điểm này Impactus sẽ làm 1 series bài viết về hành trình thi tuyển Management Trainee (MT). Sẽ không giống như phần lớn các bài viết khác về MT mà bạn có thể tìm thấy trên Google, những nội dung trong series MT của Impactus sẽ được đề cập sâu nhất có thể, đây là những kinh nghiệm thi tuyển thực tế từ bản thân mình, review từ bạn bè kết hợp với các thông tin trên internet.
Mục đích duy nhất mình viết review này là để chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra những cái nhìn chủ quan của bản thân về chương trình MT, tổng quan và kinh nghiệm trong quá trình thi tuyển – những thất bại, thành công và chiến lược của bản thân với MT, môi trường, văn hoá của MNCs. Qua đó giúp các bạn – những sinh viên sắp ra trường hoặc những bạn có mong muốn làm việc trong MNCs hiểu rõ hơn về quy trình thi tuyển của một trong những chương trình tuyển dụng cạnh tranh nhất và môi trường làm việc. Những điều mình viết dưới đây không có gì là cao siêu và mình hành văn cũng không được cuốn hút nên mong các bạn thông cảm.
 
Toàn bộ series của mình sẽ có khoảng 10 bài viết và nội dung được phân chia như sau:
A. Tổng quan về MT, quy trình tuyển dụng chung, xu hướng và các kỹ năng cần thiết cho các ứng viên MT tại Việt Nam.
B. Review kinh nghiệm thi tuyển từ A – Z các chương trình MT tiêu biểu. (Unilever, Pepsi, Prudential, BAT, Coca cola, Nestle….)
Hy vọng mình sẽ giúp các bạn có những cái nhìn mới mẻ và trang bị kinh nghiệm trước khi bước vào các kỳ thi tuyển MT hoặc đơn giản là apply cho MNCs.
Management trainee là gì

I. Management trainee là gì?

1. TỔNG QUAN

Có một thứ vừa gọi là kinh nghiệm, vừa gọi là kỷ niệm đáng nhớ hay gọi nó là những bài học quý giá đầu đời cũng được – đó chính là những lần thi tuyển Management Trainee.
Vậy bạn đã bao giờ biết Management Trainee – chương trình được hàng ngàn sinh viên mới ra trường, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu ao ước được trở thành một phần của nó – là gì?
Để trả lời câu hỏi này thì bạn hãy thử đặt câu hỏi là “Tại sao các tập đoàn đa quốc gia lại có thể xây dựng được một bộ máy lãnh đạo không chỉ đủ năng lực và kiến thức để hiểu rõ cấu trúc của tập đoàn với quy mô khu vực hoặc toàn cầu mà còn giữ chân được họ làm việc cho công ty hàng chục năm trời, thậm chí có những người cả đời chỉ gắn với duy nhất một công ty?”.

Management trainee là gì
Câu trả lời chính là cách họ xây dựng và nuôi dưỡng nhân tài, họ hướng tới chiến lược “ngắt ngọn và làm tư tưởng” các sinh viên ưu tú vừa rời khỏi ghế nhà trường. Đây là đối tượng vừa thừa và vừa thiếu (thừa nhiệt huyết, tinh thần học hỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm) và bằng cách nhắm vào đối tượng này các công ty sẽ đạt được 2 mục đích. Một là, có lớp lãnh đạo ưu tú để training và kế thừa. Hai là, đối tượng này thường có xu hướng trung thành và gắn bó với công ty trong thời gian dài, lý do thì đơn giản vô cùng vì đấy có thể là công ty đầu tiên mà họ làm việc (giống như con gà nở ra thì nhìn thấy ai đầu tiên sẽ coi đấy là mẹ), ngoài ra đây cũng là nơi dạy dỗ họ rất nhiều và có các chính sách đãi ngộ tốt khiến họ rất khó (hoặc không có nhu cầu) chuyển sang một môi trường khác – đây cũng là một trong những lý do chủ yếu mà các MNCs chỉ muốn tuyển fresh graduates (dưới 2 năm kinh nghiệm) cho các chương trình MT, vì các đối tượng này vẫn chưa va chạm nhiều và có xu hướng gắn bó với tổ chức hơn.
Mình có chơi với một chị hồi xưa học FTU Hà Nội, chị này thì mình ngưỡng mộ vô cùng vì siêu giỏi, đầu óc cực kỳ critical, làm gì cũng thông minh và siêu hiệu quả. Trong 4 năm ở FTU thì làm leader của AIESEC, VPV rồi đi thực tập cho 1 số MNCs lớn như VISA. Và lúc chuẩn bị ra trường thì chị thi chương trình MT của Procter & Gamble (P&G không có MT nhưng mô hình này cũng giống MT nên mình gọi luôn vậy cho tiện), sau khi trải qua 5 vòng thì vào làm việc cho P&G từ đấy đến bây giờ (tầm 3 4 năm gì đó). Chị bảo với mình là “Môi trường tại P&G vô cùng tuyệt vời với mức đãi ngộ tốt, thậm chí chị chưa hề có suy nghĩ là sẽ sang làm cho bên khác” trong khi chị đang được rất nhiều bên khác săn đón. Trong quãng thời gian làm ở P&G, chị cũng apply đi học MBA và nhận được admission của một số trường top Business Schools tại Mỹ và Châu Âu, nhưng thay vì học Full-time thì chị chọn cách học Part-time và online để tiếp tục ở lại P&G.
Như vậy có thể thấy MT là một chương trình giúp các MNCs nuôi dưỡng nhân tài, cung cấp cho họ kiến thức toàn diện và giúp học thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp và cùng với đó là cống hiến nhiều nhất có thể cho công ty chủ quản – 1 case win – win tuyệt vời. Tuy nhiên, để có thể trở thành “tinh hoa” của các MNCs thì các bạn phải trải qua một quy trình tuyển dụng vô cùng gắt gao, như năm mình thi Management Trainee cho 1 công ty FMCG vô cùng hot thì khi vào đến vòng cuối cùng mình biết được thông tin là số lượng đăng ký trong năm nay là là 3000 application tuy nhiên số lượng tuyển vào thường không quá 15 người cho toàn bộ các phòng ban (tỷ lệ chọi là: 1 chọi 180 – 200 ứng viên).
Sau khi đỗ MT, bạn sẽ được luân phiên làm việc ở các phòng ban khác nhau để có cái nhìn tổng quát cũng như giúp bạn hợp tác tốt hơn với các mảng khác của công ty khi trở thành leader, quá trình này thường mất từ 6 tháng – 2 năm tuỳ công ty. Với lộ trình rõ ràng, những MTers sẽ được kỳ vọng trở thành lãnh đạo cấp cao của công ty sau 5 – 10 năm làm việc, một quá trình “fast-track” hơn rất nhiều nếu so sánh là bình thường bạn phải mất gấp 1,5 lần thời gian đó để được tham gia vào hàng ngũ này.

2. TẠI SAO LẠI LÀ MT (MANAGEMENT TRAINEE)? LỢI ÍCH

Management trainee là gì
 
Như mình đã đề cập ở đầu bài viết, thi tuyển MT vừa được coi là kinh nghiệm, vừa có thể nhìn nhận nó là một kỷ niệm đáng nhớ hay những bài học quý giá đầu đời vì nó cho bạn cơ hội học hỏi rất nhiều KỸ NĂNG trong quá trình tham gia thi tuyển và nếu bạn được chọn thì đây sẽ là bệ phóng lý tưởng cho con đường phát triển sự nghiệp của bạn.
Do được các MNCs đầu tư vô cùng nhiều về cả mặt chi phí lẫn nhân sự không chỉ trong khâu tổ chức thi tuyển mà còn trong khâu đào tạo sau đó (thường MT sẽ có các chương trình đào tạo riêng và người đào tạo là các nhân viên từ cấp độ middle management của công ty trở lên) nên đây có thể coi là chương trình đem lại nhiều lợi ích nhất có thể cho một sinh viên mới ra trường từ khâu thi tuyển cho tới khâu trúng tuyển. Như bản thân mình thì đây là những điều mình học được sau khi chinh chiến MT:
Trong quá trình thi:
– Học cách tự thiết lập lộ trình riêng cho bản thân, xây dựng chiến lược để giải quyết vấn đề (ở đây là thi tuyển MT). Như mình, trong quá trình thi tuyển, mình xây dựng phần chiến lược này khá đầy đủ, từ việc viết CV thế nào cho hợp lý, chiến lược phỏng vấn ra sao – phần này mình sẽ nói kỹ hơn trong các bài sau.
– Có cơ hội học hỏi các tư duy giải quyết vấn đề, phân tích, trình bày,… thông qua việc xử lý và giải quyết các case studies theo chuẩn thi tuyển quốc tế (MT là chương trình được các MNCs áp dụng 1 mô hình chuẩn cho nhiều quốc gia).
– Nhận được feedback về bản thân từ các assessor chất lượng (các assessor tham gia đánh giá MT thường từ cấp độ middle management trở lên).
– Được cọ xát, học hỏi từ các ứng viên vô cùng tài năng từ trong và ngoài nước (mình đã vô cùng choáng khi vào vòng assessment day và gặp rất nhiều “Quái vật” ; các bạn vô cùng giỏi và những ngày assessment day vẫn luôn là những ngày mà mình nhớ nhất)
 
Sau khi thi (nếu bạn đỗ):
– Được học hỏi các kỹ năng phát triển cá nhân, khả năng lãnh đạo, tư duy tiếp cận và giải quyêt vấn đề.
– Hiểu biết về các kỹ năng kinh doanh, tổng quát và cấu trúc từng bộ phận của công ty và rộng hơn là cả nền công nghiệp mà bạn đang tham gia.
– Được ưu tiên và thăng tiến nhanh hơn (so với con đường nghề nghiệp thong thường), hoặc được cân nhắc làm các vị trí quản lý, trưởng nhóm sau khi kết thúc quá trình training (từ 6 tháng – 2 năm tuỳ công ty) do như đã đề cập, đây là chương trình được hoạch định để nuôi dưỡng các bạn trở thành lãnh đạo tương lai của công ty.
– Chương trình training dựa trên phương pháp 70/20/10: 70% học từ công việc, 20% học từ Mentor và 10% là học thong qua các khoá đào tạo chính quy của công ty.
Sau 2-3 năm xoay vòng, kết thúc chương trình MT, bạn có thể sẽ được lên được vị trí assistant manager hay manager. Sau 7-8 năm, bạn có thể lên được những vị trí cao hơn nữa ở cấp executive hay head of department.
Còn nếu bạn trượt thì bạn cũng đã học được những điều trên rồi, còn chưa kể là lại có motivation rất lớn để tham gia vào các môi trường khắc nghiệt hơn nữa trong tương lai.
Vậy chả có lý do gì mà không thi tuyển MT cả :))
Phần sau: Tổng quan chung các vòng thi tuyển MT tại MNCs, nội dung, kỹ năng cần, những điểm cần lưu ý.

BẮT ĐẦU SỰ NGHIỆP THĂNG TIẾN TRONG NGÀNH FMCG NGAY
VỚI KHÓA HỌC ONLINE – ROAD TO MNCs

THAM KHẢO KHÓA HỌC ROAD TO MNCs TẠI ĐÂY 


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *