Vòng CV Management Trainee

MANAGEMENT TRAINEE #2: HÀNH TRÌNH MNCS – QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN CHUNG, VÒNG 1 – CV

Vòng CV Management Trainee cần chuẩn bị những gì? Phần nội dung dưới đây chia sẻ với các bạn kinh nghiệm viết CV ứng tuyển MT của mình.

II. Quy trình tuyển chọn chung của Management Trainee

Phần nội dung dưới đây chỉ là tổng quát của từng vòng và những điều mình khuyên các bạn “cần phải làm” nếu các bạn muốn tăng khả năng được tham gia vào vòng tiếp theo hơn. Còn về chi tiết hơn nữa là từng vòng làm gì, ra sao thì các bạn chờ ở phần sau nữa là review chương trình MT của từng công ty nhé – đây mới là phần tinh hoa nhất!

1. Vòng CV MANAGEMENT TRAINEE

Đây là vòng khởi đầu của hầu hết các chương trình tuyển dụng. Đối với vòng này bạn cần phải chú ý thời gian chút vì theo kinh nghiệm của mình MT trước đây được chia vào 2 thời điểm trong năm.
  • Thời điểm 1, tầm tháng 3, tháng 4 – một số công ty như Unilever, PepsiCo, Vinamilk,…
  • Thời điểm 2, tháng 6 – 7 – Prudential, BP,… nhưng vài năm trở lại đây thì có một số công ty tổ chức MT vào cuối năm, từ tháng 10 – 12 như Manpower, Friesland Campina, BAT, thậm chí là cả Prudential.
Đối với vòng này thì nhìn tưởng dễ nhưng lại khó vô cùng. Có một điều các bạn nên biết là nhà tuyển dụng chỉ mất 5 – 10 giây để nhìn CV của bạn (cái này có thể không hoàn toàn chính xác với MT, một chương trình dành cho các bạn không có nhiều kinh nghiệm nhưng mình cứ đưa con số này ra đây như một cơ sở để các bạn tham chiếu).
Vòng CV Management Trainee

Vậy tại vòng này, CV của bạn cần như thế nào để lọt mắt xanh nhà tuyển dụng?

Quay trở lại vấn đề “tưởng dễ nhưng mà khó”, vì ngồi viết CV thì dễ nhưng để có gì viết vào CV mới khó – phần này chính là các công việc mà bạn tích luỹ được từ thời Đại học. Như mình, mình không học Đại học ở các trường top mà học ở trường Dân lập – Đại học dân lập Thăng Long – nên ngay từ đầu lúc mới vào trường mình đã xác định là mình sẽ bị yếu thế hơn nếu sau 4 năm học tất cả những gì mình có chỉ là một tấm bằng, mình sẽ không thể cạnh tranh với các bạn đến từ FTU, NEU, RMIT, BUV hay các trường top khác được. Do vậy mình lên kế hoạch tham gia các hoạt động và tham gia theo chiều sâu thay vì chiều rộng, tức là từ thành viên lên thành nhóm điều hành và cuối cùng là mình sáng lập ra hẳn 1 clb mới nhờ sự bảo trợ của 1 NGO mà mình đã làm việc trước đó cho họ. Và đây chính là một trong những điểm nhấn trong CV của mình vì mình show được rất nhiều kỹ năng trong quá trình hoạt động thời sinh viên. Do vậy, để có 1 CV tốt trước hết bạn phải ý thức được rằng mình phải dành thời gian xây dựng nó.
  • Khi viết CV cần chú ý cách dùng ngôn từ (động từ, tính từ, trạng từ) sao cho nổi bật các thành tích của mình hơn ví dụ như successfully, strongly, execute, organize, plan, implement,…(cái này mình soạn ra hẳn cả 1 file word để dạy cho lớp viết CV và interview, bạn nào cần thì đăng ký ở đây nhé xong mình gửi cho ^^). Lưu ý là phần này mình đánh giá là quan trọng nhất vì dùng đúng từ và viết đúng cách thì nó sẽ nâng giá trị của bản CV lên rất nhiều.
  • Thông tin cần chọn lọc, ngắn gọn, mang nhiều ý nghĩa thông tin về thành tựu của bản thân chứ đừng chỉ nói chung chung nhiệm vụ là gì vì cái này không có giá trị về mặt hiểu hơn về người viết CV.
  • Luôn trình bày theo chuẩn CV chuyên nghiệp, đừng làm màu mè hoa lá gì cả vì họ đang tuyển future leader chứ không tuyển designer 😀 (trừ khi bạn apply cho ngành nào đòi hỏi tính sáng tạo và nghệ thuật cao)
  • Luôn cập nhật và sửa CV bằng cách đưa cho người khác đọc để xem họ nhận được ấn tượng gì khi đọc bản CV này.

Tham khảo thêm cách viết cv tiếng Anh

Có một câu mà nhiều bạn (thậm chí cả mình) băn khoăn: Đó là có nên có cover letter không?

Theo quan điểm của mình là : CÓ
Vì CV chỉ là tóm lược thông tin về bản thân bạn, nó chưa thể hiện được nhiều về mặt tính cách, trải nghiệm, cách bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề,…Như mình thì cover letter bao giờ cũng sẽ nói về hành trình thay đổi tư duy, trải nghiệm kiến tạo lên clb và đam mê của mình với vị trí/công ty mà mình đang apply. Việc viết cover letter tốt không chỉ giúp mình gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mà còn giúp mình self-reflect lại bản thân rất tốt, mình nắm được điểm mạnh, điểm yếu và câu chuyện mình sẽ dung để sell bản than là gì, từ đó giúp mình chuẩn bị tốt hơn trong các vòng phỏng vấn sau.
Vòng CV Management Trainee
Để làm CV tốt hơn các bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Bảo Minh (1), trích dẫn từ Tomorrow Marketer:
– Hãy tự viết ra 1 file word, tạm đặt tên là “Reflection”. Trong 4 năm Đại học, bạn đã làm những gì, ở đâu, với ai, tham gia cái gì, tổ chức nào… Có những chuyện vui buồn gì đã xảy ra, bạn đã hành động ra sao, mọi người suy nghĩ hoặc nhận xét gì về những điều đó. Hoàn thành file này có thể tốn kha khá thời gian để nhớ lại và viết xuống hết.
Trong file bạn Minh đã thực hiện, có chia làm 5 mục:
1. Về bản thân: Bạn thích gì? Ghét gì? Bạn có những nguyên tắc nào trong cuộc sống? Bạn mong muốn trở thành người thế nào? 5 năm nữa, bạn muốn mình đang ở vị trí nào, làm được gì rồi, theo đuổi ngành nghề nào, tại sao?
2. Quá trình học tập: Bạn có đạt được thành tích gì nổi trội? Có tham gia nghiên cứu khoa học? Hay có thích đặc biệt môn nào đó trong trường? Có bài thuyết trình nào được thầy cô khen tấm tắc? …
3. Hoạt động ngoại khóa: Bạn có tham gia CLB – Đội – Nhóm nào? Vai trò và đóng góp của bạn? Những điều bạn học được từ nơi đó? Có tình huống làm việc nhóm nào khiến bạn nhớ mãi? Có lần nào bạn được dẫn dắt một nhóm người?… Trong tiêu chí tuyển chọn của MT, luôn có phần đánh giá kĩ năng làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo của thí sinh. Do đó, chuẩn bị mục số 3 này càng kĩ, bạn càng dễ tỏa sáng hơn trong các vòng loại.
4. Công việc làm thêm bán thời gian: Bạn có từng làm phục vụ bàn, nhân viên bán vé xem phim hay trợ giảng tiếng Anh? Bạn học được gì từ công việc đó, và những người xung quanh? Công việc đó giúp bạn rèn luyện thêm về kĩ năng nào? …
5. Các kì thực tập: Kì thực tập đó giúp bạn nhận ra những điều khác biệt nào giữa thực tế và sách vở? Kì thực tập cho bạn kĩ năng hay kiến thức gì? Và nó có cho bạn thêm lợi thế gì khi tham gia thi tuyển MT? Phần này cũng quan trọng không kém. Những kì thực tập giúp bạn có tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn, cập nhật được tình hình chung của thị trường, và định hướng bản thân rõ hơn, trong việc bạn thích hay không thích công việc nào.

Các bạn có thể tham khảo các bài viết khác về MT của Impactus để hiểu rõ hơn về MThành trình MCNs nhé!

THAM KHẢO KHÓA HỌC ROAD TO FMCG COMPANIES TẠI ĐÂY 


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *