9 CÁCH ĐỂ BẠN PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Sự thăng tiến luôn chia đều cho những người gắn bó với công việc và liên tục đảm nhiệm những dự án mới. Nhưng bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào những yếu tố như kĩ năng chuyên môn và tinh thần làm việc chăm chỉ nữa. Nếu bạn muốn được đề bạt lên một vị trí cao hơn, thì khả năng lãnh đạo (leadership) chắc chắn là một yếu tố bạn cần cải thiện.

Tất nhiên có người sinh ra đã có sẵn khả năng này, nhưng bất kì ai cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt nếu dành đủ thời gian tập luyện. Dưới đây là 9 cách để bạn thực hiện điều đó và phát triển khả năng lãnh đạo của mình.

1. Nâng cao tính kỉ luật phát triển khả năng lãnh đạo

Làm lãnh đạo chắc chắn phải có tính kỉ luật cao. Điều này cần áp dụng không chỉ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống nữa. Khi lãnh đạo có kỉ luật tốt thì mới có thể “làm gương” cho cấp dưới được. Và uy quyền của một nhà lãnh đạo cũng thường được đo bằng sự kỉ luật của người đó. Điều này có nghĩa nhân viên của bạn sẽ “nể” và chịu nghe lời bạn hơn, nếu bạn thực sự nghiêm túc trong việc áp dụng kỉ luật với bản thân cũng như mọi người trong công ty.

Nâng cao tính kỉ luật

Điều này thường được thể hiện qua việc hoàn thành công việc đúng deadline. Bắt đầu và kết thúc các cuộc họp đúng thời gian định trước. Còn nếu bạn vốn là một người thiếu tính tổ chức? Hãy bắt đầu với những điều nhỏ nhất, từ trong cuộc sống. Như dậy sớm tập thể dục chẳng hạn. Sau đó hãy dần áp dụng các quy tắc mới cho bản thân trong công việc.

2. Nhận thêm các dự án mới

Nhận dự án mới đồng nghĩa với nhận nhiều trách nhiệm hơn. Và đó cũng là cách để bạn phát triển khả năng lãnh đạo. Bạn không cần phải nhận quá nhiều so với sức của bản thân. Nhưng ít nhất cũng nên nhiều hơn những gì bạn đã ghi trong phần mô tả công việc, nếu bạn muốn phát triển. Tự mình bước ra khỏi ranh giới an toàn sẽ giúp bạn học được thêm nhiều điều. Ngoài ra còn khiến các sếp chú ý tới bạn nhiều hơn.

3. Học cách lắng nghe

Một nhà lãnh đạo thực thụ luôn biết lắng nghe ý kiến người khác trong những thời điểm phù hợp. Đừng tỏ ra quá đề phòng khi ai đó không đồng tình hay đặt nghi vấn về ý tưởng của bạn, vì thực tế mục đích của họ chưa hẳn là chê trách hay hạ thấp bạn, mà chỉ đơn giản là một ý kiến đóng góp để công việc được tốt hơn mà thôi. Nghĩ thoáng lên! Điều này thực ra không dễ thực hiện, nhưng nếu biết cách tôn trọng các đồng nghiệp, thì bạn sẽ được lòng họ hơn khi có cơ hội thăng chức đấy!

4. Đánh giá, nhận thức tình hình

Một điểm cộng cho các leader là khả năng nhìn xa trông rộng, và dự đoán các vấn đề phát sinh trước khi nó thực sự xảy ra. Đây là một kĩ năng cực kì hữu ích nếu như đội của bạn đang triển khai những dự án phức tạp với quỹ thời gian eo hẹp. Nó sẽ giúp bạn có thời gian tính toán những giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro trong công việc. Trở thành “cứu tinh” của đội và được mọi người đánh giá cao, còn gì tuyệt vời hơn?

5. Động viên

Là một leader có nghĩa bạn là một thành viên trong đội, vì thế bạn cần biết động viên và tạo động lực cho mọi người. Nếu ai đó cần được hướng dẫn hay trợ giúp, hãy chủ động đưa ra lời khuyên của bạn. Hoặc thậm chí đôi lúc họ chỉ cần có một người lắng nghe và thông cảm mà thôi. Việc này cũng không quá khó phải không?

Động viên

6. Tranh thủ học hỏi những cái mới

Con đường tốt nhất để trở thành một lãnh đạo giỏi là không ngừng học những cái mới. Học hỏi sẽ giúp bạn có một cái nhìn sắc nét hơn trong mọi việc, giúp các kĩ năng vốn có được liên tục sử dụng và nâng cao. Đồng thời việc học hỏi liên tục sẽ khiến bạn quen với cảm giác đón nhận những thử thách mới – một ưu điểm vô giá với một leader.

7. Tận dụng khả năng của đồng nghiệp

Không ai giỏi trong mọi lĩnh vực cả. Bạn nhận ra điều này sớm bao nhiêu, bạn sẽ càng nhanh chóng nâng cao khả năng lãnh đạo bấy nhiêu. Để cho đồng nghiệp làm những việc chuyên môn mà họ thực sự giỏi, bạn sẽ vừa có thời gian làm những việc của mình, vừa tận dụng thế mạnh của tất cả các thành viên trong đội. Và tốt hơn hết là đội của bạn nên có đủ thành viên cho từng công việc chuyên môn.

8. Giải quyết xung đột

Đừng tự biến mình trở thành một lãnh đạo “bù nhìn”! Công sở là nơi mà sự yên bình không thể duy trì một cách dễ dàng được. Thay vì phớt lờ những hiềm khích cá nhân, và mong nó sẽ dần ổn định, hãy giải quyết nó càng sớm càng tốt bằng cách nói chuyện riêng với những người liên quan trực tiếp đến xung đột đó. Ngoài ra, hãy nói chuyện một cách thẳng thắn và cởi mở với mọi thành viên trong đội về những hiểu lầm có thể phát sinh. Bạn chỉ có thể hướng tới những đột phá cho công ty khi có được sự yên ổn từ trong nội bộ.

Giải quyết xung đột

9. Tiết chế bản thân 

Làm leader không có nghĩa lúc nào bạn cũng đứng ở trung tâm của mọi ánh đèn. Thỉnh thoảng hãy lùi ra một chút và quan sát, lắng nghe mọi thứ xung quanh công ty. Sau đó thay đổi và tạo ra những điều mới mẻ dựa trên những gì bạn thấy. Những việc cơ bản nhất bạn có thể làm để hỗ trợ khả năng này là chú ý tới lời nói và các cử chỉ của bản thân. Chẳng hạn như giao tiếp bằng mắt hay ngôn ngữ hình thể.

Lời kết

Khả năng lãnh đạo thực ra luôn cần thiết. Cho dù bạn có ý định trở thành lãnh đạo hay không. Và như bạn cũng đã thấy, nó không chỉ đơn giản là đảm nhiệm công việc và vị trí cao hơn người khác, mà còn nhiều hơn thế vài lần. Như chính khách người Mỹ John Quincy Adams đã nói: “Nếu hành động của bạn khiến người khác ước mơ nhiều hơn, học nhiều hơn, làm nhiều hơn và tiến bộ nhiều hơn, thì khi đó bạn mới thực sự trở thành lãnh đạo”.

Hãy đăng kí tư vấn với Impactus để có được các bí quyết trong công việc nhé: TẠI ĐÂY


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *