5 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG CHINH PHỤC MỌI NGÀNH NGHỀ

Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn của từng ngành nghề bắt buộc, có một list những kỹ năng mềm dù bạn ở chuyên ngành nào, học trường gì, làm ở nghề gì ở bất cứ đâu cũng nên có. 5 kỹ năng này là tấm vé thông hành đa nhiệm nhất đưa bạn đến bất cứ công ty nào.

1. Kỹ năng sắp xếp công việc

Bạn có thể có rất nhiều việc phải làm, nhưng chỉ có 24h để thực hiện. Nếu bạn không muốn chết ngập trong một núi việc, dồn từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng kia. Thì biết sử dụng thời gian một cách hiệu quả, biết cách sắp xếp công việc cần làm là điều tối quan trọng cho tất cả mọi người, từ sếp cho đến nhân viên.

Vậy bí kíp để có một thời gian biểu hợp lý là gì? Hãy dựa vào nguyên tắc Khẩn cấp/Quan trọng của Ma trận Eisenhower để phân nhiệm vụ thành 4 mức độ ưu tiên:

  1. Khẩn cấp và quan trọng – Important and Urgent (nhiệm vụ cần phải làm ngay lập tức).
  2. Quan trọng nhưng không phải khẩn cấp – Important and Not Urgent (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
  3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng – Urgent and Not Important (nhiệm vụ sẽ được giao phó cho người khác).
  4. Không khẩn cấp cũng không quan trọng – Not Important and Not Urgent (nhiệm vụ sẽ được loại bỏ).

Kỹ năng sắp xếp công việc

Khi sử dụng ma trận Eisenhower, đừng quên ghi nhớ những mẹo sau:

  • Lên danh sách những việc phải làm và lên thời khoá biểu cho nó
  • Tránh xao nhãng khi làm việc, đừng để người khác làm bạn phân tán
  • Hãy thực hiện những công việc khẩn cấp và quan trọng vào thời điểm làm việc tối ưu nhất trong ngày của bạn.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Sẽ thế nào khi ngày đi làm đầu tiên, sếp bảo đi photo tài liệu nhưng bạn loay hoay với cái máy mãi chưa xong? Các bạn trẻ đừng khinh thường những công việc nhỏ như: pha trà; rót nước; gọt hoa quả; viết hoá đơn đỏ; dùng máy quẹt thẻ;… Để pha trà đúng cách, hay để có một đĩa hoa quả ngon mắt để sếp đón tiếp đối tác cũng phải học mới làm được.

Đấy là những viên sỏi nhỏ có thể xây dựng được thành quách sự nghiệp vững vàng của chính bạn. Việt nhỏ làm còn không xong thì việc lớn biết làm thế nào?

Và có một điều buồn cười là: những việc bé tí đấy mà bạn không biết làm, thì mọi người sẽ đánh giá bạn là một kẻ “không được việc”. Trong khi chỉ với việc sửa cái máy in mà k cần gọi thợ cũng đủ để khiến cái nhìn của đồng nghiệp khác đi rất nhiều! Đấy chính là lý do bạn nên xắn tay áo lên, làm tất cả mọi thứ, để sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

3. Kỹ năng làm việc nhóm

Một kỹ năng quá quen thuộc và ai cũng ghi trong CV của mình là có thể teamwork ngon lành với tất cả mọi người. Nhưng sự thật chắc ai cũng hiểu, làm việc nhóm không hề dễ dàng. Cái tôi của mỗi người mỗi khác, ý kiến của từng người cũng không giống nhau, nhưng ai cũng có điểm mạnh và cái tôi riêng. Sẽ không tránh khi những lúc bất đồng và mọi thứ trở nên lanh tanh bành.

Không muốn 1 mình mình làm, người khác hưởng lợi; không muốn kết quả thấp, thì phải cùng nhau nhất trí đồng lòng. Làm thế nào để cân bằng được mỗi cá nhân để hoàn thành công việc một cách xuất sắc đây? Làm thế nào để thật sự teamwork, chứ không phải là “tao-work”?

Ghi  nhớ lấy mấy tips sau để thật sự làm việc nhóm hiệu quả:
✔ Hãy biết cách lắng nghe người khác
✔ Khi gặp xích mích hãy thử đặt mình vào suy nghĩ của họ.
✔ Không tranh cãi, không chia rẽ, không chơi xấu
✔ Làm tốt phần việc của mình, và ra tay nghĩa hiệp giúp đỡ nếu cần

Kỹ năng làm việc nhóm

4. Khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng:

Thành công của bạn trong công việc, phụ thuộc vào việc bạn có thuyết phục được người khác theo quan điểm của mình hay không. Điều ngạc nhiên là rất ít người có thể làm được điều này.

Dự án tâm huyết của bạn không được thông qua trong cuộc họp vì không ai đồng tình? Trong buổi tranh luận, bạn không nhận được sự công tâm của đồng nghiệp để đi đến phương án cuối cùng? Như vậy mỗi ngày đi làm với bạn sẽ là một cuộc chiến. Cuộc chiến với sếp, với đồng nghiệp, với chính bản thân mình – vì không một ai tin tưởng, vì ý kiến không được tôn trọng.

Mặc dù khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng không phải dễ dàng, nhưng cũng không khó khăn đến mức bạn không rèn luyện được nó! Hãy ghi nhớ:

  • Phải chắc chắn với lập luận của mình. Bạn còn không tin vào chính mình thì ai có thể tin bạn được đây?
  • Hãy cố nắm bắt điểm tương đồng của bạn và người nghe trong buổi đối thoại này.
  • Dùng những câu hỏi để làm suy yếu logic của người nghe. Cho họ thấy được những lỗ hổng để rồi kết nối niềm tin của họ với ý kiến mà bạn đang muốn thay đổi
  • Đừng quên nhưng vũ khí đắc lực: ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, ánh mắt..

Khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng

5. Xây dựng mối quan hệ 1-1

Trước khi đi làm, người lớn sẽ dặn dò bạn nên cẩn trọng với đồng nghiệp. Nhưng liệu bạn có muốn làm việc ở một nơi mà bạn luôn phải trong tư thế phòng thủ hay không? Thay vì thế sao không làm cho mọi người thấy yêu quý bạn hơn? Bạn là một người tốt bụng và rất tuyệt vời cơ mà!

Một mối quan hệ chất lượng tại công ty sẽ giúp cho những ngày đi làm với bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Chưa kể đến việc bạn sẽ luôn nhận được sự ủng hộ, sự giúp đỡ. Giữa người vời người, để xây dựng được sự gắn bó, bạn sẽ cần phải chú tâm mình vào mối quan hệ đó nhiều hơn. Để biến một người lạ thành quen, rồi từ người quen thành người bạn, từ bạn bình thường thành thân thiết rồi tin tưởng và luôn nghĩ đến nhau khi muốn được chia sẻ.

  • Hãy trò chuyện với nhau thật nhiều
  • Hãy quan tâm đến người đó nhiều hơn
  • Hãy giúp đỡ. Tập cách “cho đi” trước khi nhận lấy
  • Lắng nghe, hãy luôn lắng nghe và chia sẻ

5 kỹ năng này đều có sự liên quan đến nhau. Khi bạn biết xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, thì bạn sẽ rất dễ dàng để thuyết phục họ, làm việc nhóm cũng không khó khăn gì. Thế nên mới đảm bảo được việc khi rèn luyện được những “bí kíp” này, bạn sẽ sống sót được ở bất kỳ công ty hay ngành nghề nào!

Xây dựng mối quan hệ 1-1
Partnership flat illustration with icons. eps10

[MIỄN PHÍ] Học thử BUSINESS ENGLISH – Tiếng Anh + Giao Tiếp + Kỹ năng mềm

TRỊ GIÁ 1 TRIỆU ĐỒNG (chỉ áp dụng khu vực Hà Nội)


Là học viện đào tạo kỹ năng kinh doanh bằng tiếng Anh, Impactus sẽ trang bị cho bạn không chỉ những kỹ năng để làm việc, phát triển trong công việc; mà còn nâng cao khả năng tiếng Anh của bạn lên mức chuyên nghiệp. Để bạn luôn sẵn sàng bứt tốc, thăng tiến và có chỗ đứng vững chắc trong công ty, dù ở bất kỳ ngành nghề nào!


Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *